2captcha

Friday, August 4, 2017

Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 9

Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 9

Nghe có người báo con gái đến tìm, chị Diệu lật đật chạy ra cổng ủy ban xã. Nhìn thấy con bé Thảo lúng túng nhảy từ trên chiếc xe đạp bóng nhoáng xuống, mẹ nó hốt hoảng:
- Chết thôi! Ai cho mày đi xe đạp thế hả Thảo?
- Ông! Ông bảo con đi tìm mẹ về ông bảo gì ấy! Con bé Thảo thích thú đáp lời mẹ. Nó chệnh choạng dẫn chiếc xe định dựa vào thềm gạch, nhưng dựa mãi không được, làm cái xe suýt thì đổ kềnh. Chị Diệu chạy đến giúp con gái:
- Ông làm sao thế hả con?
- Ông không làm sao, nhưng cơ mà khi ông chống gậy lên Soi Vạt về bảo con đi tìm mẹ ngay. Nhanh lên, mẹ về ngay đi!
Chị Diệu ngẩn người không hiểu có chuyện gì. Lại Soi Vạt! Cái Soi Vạt chết tiệt này nó làm khổ ông bố chị đến bao giờ nữa đây? Mà ở đó có cái gì kia chứ! Chị chưa bao giờ đặt chân đến cái bãi sông bí hiểm ấy. Đối với chị nó như một cái cõi xa xăm nào đó, như trong chuyện kể về ma quỷ, về thần thánh mà trong mỗi con người ai ai cũng nghe, cũng biết, cũng có lo âu sợ sệt và hoan hỉ, nhưng chưa ai từng nhìn thấy. Cái bãi sông ấy chỉ hợp với những con người không bình thường, những con người có tuổi tác, có thân phận, có niềm hy vọng, có cuộc đời kỳ quặc, u mê. Từ ngày mẹ con cô Nga bồng bế nhau lên đấy ở, câu chuyện về Soi Vạt càng được người ta đồn đại, phóng to lên nhiều lần. Đã có những câu chuyện kể về những người đàn ông trong làng ra sông lấn mẹt vào những đêm mùa đông giá rét. Có lần một người nào đó đã bắt được một con cá to bằng đứa trẻ con lên ba. Nó bị quáng đèn và bị những tấm rào nứa ảo ảnh chặn lại không dám lao tới, để một cái dập chụp lấy, mặc dù nó hết sức cựa quậy nhưng không làm sao thoát được. Những người lấn mẹt đem nó lên bờ thì một người đàn bà không biết từ đâu chạy đến đòi. Chị ta bảo đấy là con mình, chị van xin họ hãy tha cho nó, đừng làm thịt nó, để chị nuôi cho nó lớn lên, nó sẽ thành một chàng thanh niên cao lớn, tuấn tú, nó sẽ ra chiến trường đánh giặc! Các người không tin ư? Hãy nhìn kia! Khi những người thợ lấn mẹt nhìn xuống thì không phải con cá, mà là một thằng bé con trần truồng đang nằm trên cỏ, thản nhiên mút tay và nhìn mọi người bằng con mắt ướt của loài cá, không kể gì đến cái rét tháng chạp tím thịt, cắt da. Họ, những người thợ lấn mẹt gan lỳ nhất trần đời cũng phải hốt hoảng, bỏ cả dập, cả giỏ, quăng đóm mà chạy. Người đàn bà cười nhẹ bế con lên đi về phía rặng tre, nơi có túp lều chăn trâu của thằng Hợi.
Rồi lại một câu chuyện khác, về chiếc máy bay Mỹ bị vướng vào ngọn tre rơi xuống Soi Vạt vào một buổi chiều. Thông thường, máy bay Mỹ bay rất thấp mỗi lần chúng muốn đánh vào thủ đô. Chúng bay men theo sườn núi Tam Đảo, dọc lòng sông rồi bất thần tăng đô cao vọt lên rồi từ đó bổ nhào vào mục tiêu mà ném bom hay bắn rốc- két. Một lần chả biết chúng bay thế nào mà một chiếc F105 to bằng cái gốc đa và cũng sần sùi, gai mấu, gớm ghiếc như thế quệt phải một cành tre. Cành tre níu lấy chiếc tàu bay, còn nó, cái con Thần Sấm hung hãn thì cứ gầm rú vùng vẫy, phụt cả khói đen ra đằng đít nhưng cũng không sao thoát ra được. Cuối cùng, nó ngã vật ra giữa lòng sông, vì thế nó không bị bốc cháy. Những người dân trong làng kéo nhau ra xả thịt con Thần sấm đem về bán cho cánh thợ đúc xoong, từ mãi dưới Thái Bình, Nam Định lên hành nghề. Tay nghề của họ thật siêu đẳng. Những chiếc xoong đủ các cỡ bằng đuya- ra từ máy bay Mỹ thật tuyệt vời. Vừa nhẹ, vừa sáng loáng, nấu cơm không bị cháy lại vừa bền. Có thể dùng đến năm mươi năm, hoặc hơn, một trăm năm mà không hề hư hấn. Nhưng có điều lạ là người ta không tìm thấy tên giặc lái đâu cả, dù là một mảnh xác hay một miếng vải quần áo của tên Mỹ. Xã, huyện đưa dân quân, du kích và cả bộ đội về săn lùng, rồi thông báo đến khắp mọi ngóc ngách người dân, nhưng không ai tìm thấy nó, dù chỉ là dấu tích. Lâu dần mọi người quên đi, thì bỗng dưng có người thấy đêm đêm có một cái bóng cao to gấp đôi, gấp ba người trong làng, trắng như người bạch tạng, lần mò dọc theo bờ sông mà bắt cá, ăn sống! Cái bóng người bạch tạng ấy là hồn ma hay chính là tên phi công Mỹ còn sống?
Những câu chuyện đó không ai tin, kể cả thằng Hợi gan lỳ một cách khác thường, trừ những chiếc xoong bằng đuya ra ai cũng trông thấy. Dù không tin nhưng ai cũng nghĩ là có khi có thật thì sao? Ấy vậy mà cô Nga dám bồng con lên đấy ở, có khi cô ấy đã là nhân chứng cho những câu chuyện hoang đường, ma mị của Soi Vạt. Không thế thì làm sao cô ấy sống ở đó được. Nhưng rồi, cô Nga và thăng con trai của cô phải ra đi. Hai mẹ con người đàn bà bất hạnh và ma quái ấy đi như thế nào cũng chẳng ai biết đích xác. Họ chỉ thấy ông lão Tuân ngày ngày vẫn chống gậy đi vào đấy, rồi lại trở về, y hệt một người dở hơi, không hồn, không vía...
Con bé Thảo nhìn mẹ nó đứng nhìn về phía cánh bãi đang vào mùa mía lên. Màu xanh phơi phới của những mầm mía đã bám được rễ vào cánh bãi phù sa, hứa hẹn một mùa mật vàng óng thơm lừng. Bất giác chị Diệu nhớ tới những đêm kéo mật rậm rịch tiếng chân trâu cùng với tiếng nghiến ken ken của trục kéo mía. Thỉnh thoảng tiếng giục trâu ậm ừ của người rong trâu cũng ngái ngủ như tiếng thở phì phò, mệt nhọc của con trâu. Tiếng nước mía chảy long tong trong thùng mật. Cànhg về khuya, tiếng người càng thưa dần, và trăng thì càng trong văn vắt. Mùa kéo mật, cả làng thơm lừng, thơm từ trong quần áo của thiếu nữ, đến da thịt của bầy trâu nhọc nhằn. Cả vầng trăng tháng một cũng thơm lựng, ngọt lừ... Vào một đêm như thế, chị Diệu sống lại với thời gian của thjời thiếu nữ... Những cánh tay đàn ông vạm vỡ, những bộ tóc bù xù khét năng, dinh dính mật mía và anh trăng mờ tỏ, thoắt ẩn, thoắt hiện trong bãi mía lao xao. Thời ấy đã qua. Chiến tranh mà hiện thân của nó là những Con Ma, Thần Sấm, vừa kinh tởm lạ lùng, vừa dã man điều độ rải từ trong bụng nó ra những quả bom li ti như thóc mạ, rồi ầm ầm trùm khói mịt mù xuống mọi nơi, mọi chốn. Cánh đồng mia chay tan hoang, xa hơn nữa, cánh đồng Lưu Lạc của làng chị lỗ trỗ hố bom và những ngôi mộ mới... Thế rồi, chiến tranh cũng phải đến ngày kết thúc, bao nhiêu thanh niên trai tráng không về, họ đem đi vĩnh viễn những cánh tay vạm vỡ, những mái tóc bù xù thơm và dính mật mía... Chị cũng thế, từ ngày theo chồng về làng bên này, chị cũng chưa một lần trở lại cánh đồng Lưu Lạc, nơi chị đã lớn lên, lần đầu tiên trong đời chị đã học cách cầm rảnh mạ cắm xuống bùn non! Rồi từ đấy, cây lúa của chị lớn lên trổ đòng đòng, đơm bông, chín gié, làm thành những hạt gạo trắng trong, nuôi sống con người...
Mải mê với những ý nghĩ chợt đến, mãi đến khi con bé Thảo nắm áo chị kêu lên:
- Mẹ...! Mẹ nghĩ gì thế?
Người đàn bà giật mình, trở lại với hiện tại. Chị kéo con gái đên bên thềm gạch dưới bóng mát của hàng xoan đào, gỡ những bông hoa cỏ trên tóc nó:
- Thảo này, con ở với ông có vất vả không?
- Không mẹ ạ!
- Con làm những việc gì?
- Thì cũng như ở nhà mình thôi. Nhưng cơ mà khổ nhất vẫn là lúc cho bà ăn, lúc bà đi đồng...
“Khổ thân con tôi!”, chị Diệu thầm kêu lên trong lòng, nó còn bé thế, chưa biết gì mà đã phải làm những việc như thế.
- Nhưng mà con cũng thích, thỉnh thoảng ông lại cho con đi xe đạp. Cái xe đạp của mợ Kỳ đẹp nhỉ mẹ nhỉ. Đạp nhẹ ơi là nhẹ!
Ừ, nếu như chị đừng quá quắt, đừng ghen ghét với mợ Kỳ, thì con chị đâu đến nỗi. Bất giác chị Diệu thấy ân hận, nỗi ân hận kéo đến làm chị sắp rơi nước mắt. Nhưng đấy là những giọt nước mắt thương con.
Tội nghiệp nó, mới mười ba tuổi đầu đã phải sống xa bố mẹ, xa các em. Chị Diệu thương con gái còn bởi nó chính là cái phiên bản, cái bóng của chị. Năm mười ba tuổi, chị cũng phải lìa nhà đi ở chăn trâu cho một nhà giàu có trong làng, chỉ vì ở nhà thì chị không biết lấy gì để ăn. Người giàu có trong cái làng Sơn Cốt bé bỏng của chúng tôi hồi ấy không nhiều, chỉ độ dăm bảy người, và cái mức giầu có của họ cũng không như những câu chuyện được mô tả trong sách vở, tiểu thuyết. Vì thế, con cái nhà bần cố nông nào muốn được xin vào để ở trong nhà họ cũng không phải dễ dàng gì. Và chính chị đã được nhận đi ở chăn trâu cho nhà ông địa chủ Đồng Giám. Chị Diệu còn nhớ mãi những buổi chiều đông xám xịt và gió rét cắt da, thổi ù ù, trên cánh đồng Lưu Lạc, một mình chị giằng co, vật lộn với hai con trâu không chịu về chuồng. Những giọt nước mắt cằn cõi và nóng rát tràn xuống hai gò má cô bé Diệu, rồi lại bị gió thốc ngược vào môi, vào miệng mặn chát. Xa xa, xa lắm, là cái vệt đen dài của làng. Thực ra thì cái khoảng cách giữa cánh đồng Lưu Lạc lồng lộng gió với chân làng không bao xa, nhưng với tuổi mười ba, côi cút, lưu lạc của chị, đó là cả một chân trời thiên hạ, mịt mù. Chỉ có một cậu bé, gọi ông chủ Đồng Giám là bác ruột, là thỉnh thoảng còn tha thẩn đến với chị, trong những lúc chị tủi thân bên đống rơm khô. Người đó chính là anh Quân, chồng chị bây giờ.
Từ khi xảy ra sự cố, nói đúng hơn là những sự cố liên tiếp xảy đến để đến giọt nước cuối cùng là sự bồng bế nhau ra đi của mẹ con chị Nga, cái ly nước buồn đau trong gia đình ông lão Tuân mới được ngó ngàng tới. Sự sụp đổ, gãy gục của ông lão Tuân và những tiếng than kêu rền rĩ của bà lão khiến cho ngôi nhà vốn nền nếp, cứng cỏi trở thành nơi trú ngụ của đau thương bi thảm. Không có tiếng người lớn, không có tiếg trẻ thơ, chỉ có tiếng rít ư ử của con chó thủy chung và tiếng gào thét của con lợn bị ruồng bỏ là tạo được cái âm thanh náo động của trần gian. Sự xuất hiện của chị Diệu, những tiếng xua gà, mắng lợn và những nhát chổi của chị đã cứu rỗi ngôi nhà. Chị tắm rửa, cơm cháo cho me, lòng thương mẹ của chị không sao lấn át được ý muốn tội tình của người đàn bà chán ngán. Bất chợt thoáng qua thôi nhưng bỗng dưng nó được neo lại trong lòng chị: chị mong cho mẹ chết! Ừ, sao chị lại có ý nghĩ mong đợi quái gở và phản phúc thế nhỉ? Biết là tội vạc dầu, cối giã sẽ đè ập vào chị, nhưng chị Diệu bắt đầu bị ám ảnh bởi sự sống, hay đúng hơn là sự tồn tại của mẹ mình chỉ càng gây ra bao khổ đau cực nhọc cho chị, cho bố chị và cho chính cả bà nữa... Chị vừa sửa lại cái sào gầu múc nước, vừa đưa mắt về phía căn buồng, nơi tiếng rên rỉ rền rĩ của bà mẹ phát ra. Đến bao giờ, bao gờ nhỉ, những âm thanh ai oán và rỉa rói ấy ngưng tắt? Đó là ngày giải thoát cho kiếp con người mong manh ma trĩu nặng dường bao!
Dường như không chịu đựng nổi cái ý nghĩ tội lỗi ấy, chị Diệu lặng lẽ nhảy lên pê- đan xe đạp, không một lời chào từ giã cha mẹ. Con đường liên xã vốn đã ngoằn ngòeo và lỗ chỗ chân trâu, vào lúc nhập nhoạng tối, càng trở nên gập ghềnh bao nỗi đã đưa chị về đến nhà. Ngôi nhà ấm cúng, yên thân của một cuộc đời người đàn bà giờ đây đã trở thành ốc đảo ích kỷ của chị Diệu. Chị càng yên thân, êm ấm và kiêu hãnh đến đâu, thì nỗi xót thương cho hoàn cảnh của cha mẹ càng dào lên gấp bội. Giờ đây, sau khi đã chui vào cái giường âm ẩm quen thuộc mùi nước đái của đứa con nhỏ, niềm hạnh phúc hân hoan quen thuộc của chị đã không còn nữa. Chị đã suy nghĩ, và sẽ phải đi đến một quyết định. Chị ngồi dậy quấn lại mái tóc búi thành một búi sau gáy, quơ mãi chẳng thấy cái kẹp đâu, chị cứ để như thế, một tay giữ cái búi tóc, đi ra gian nhà ngoài, nơi chồng chị đang ngồi, cộng trừ sổ sách. Nghe tiếng bước chân vợ, anh Quân, ngưng tay nhìn lên. Thấy dáng bộ quen thuộc của vợ, nó thường diễn ra như một tiếng nói báo hiệu, anh lại cúi xuống những con số công điểm, với vai trò của một con người tất bật, đầy trách nhệm. Chị khẽ khàng ngồi vào ghế, thả mái tóc dày xuống, nén một tiếng thở dài. Lần này anh Quân ngẩng lên, với một nụ cười của kẻ đã biết hết mọi sự.
- Anh làm sổ sách sắp xong chưa?
- Hứ, còn mấy chỗ rắc rối quá! Không ngủ được à?
Chị Diệu không trả lời câu hỏi cũng rất quen thuộc của chồng:
- Chiều nay em tạt qua nhà ông bà. Buồn quá...
Anh Quân buông bút, ngồi xoay hẳn lại phía vợ:
- Bà có đỡ được tí nào không?
Chị Diệu khẽ lắ đầu:
- Em nói câu này phải tội thật, nhưng sao em mong cho mẹ mình chết...
Nói chưa hết câu, chị Diệu ngồi gục xuống cánh tay tì trên cạnh bàn, khốc tức tưởi. Đang từ một tâm trạng phấn chấn, rạo rực, anh Quân rơi vào cái thế của nỗi buồn chạnh. Anh thương vợ và cũng một lòng thương cha mẹ vợ. Từ khi người em vợ là anh Kỳ hy sinh, nỗi ám ảnh, mặc cảm càng như day dứt, cư cứa trong lòng anh. Nỗi mặc cảm của người trốn chạy, mà thực ra không phải mà cũng không thể là lỗi của anh. Trong khi cuộc chiến tranh đang ầm ầm đổ xô xuống từng mái rạ, gốc cau, mâm ăn, giừơng ngủ, từng mỗi gia đình, mỗi thân phận thf anh, như một người ngoài cuộc, người rảnh nợ. Lý do rất đơn giản: anh là cháu gọi địa chủ Đồng Giám bằng bác ruột. Trong những cuộc tuyển quân rầm rộ, người ta không màng đến anh. Lúc đầu anh xấu hổ, nhưng rồi anh Quân chợt nhận ra đó là sự may mắn của mình. Sự may mắn có phần ác độc ấy đôi khi làm anh cũng nhoi nhói, nhưng rồi cũng tan nhanh, nhất là khi bom đạn và những chiếc Con ma, Thần sấm gầm rú trên vòm trời. Chỉ từ khi những tờ giấy báo tử lạnh lùng đầu tiên được gửi về xã, với những tên họ quen thuộc của làng, trong lòng anh Quân bắt đầu nhói lên sự mặc cảm. Đến tờ giấy báo tử của Trần Tuấn Kỳ thì sự lẻ loi, đơn độc và cả sự khinh bạc nhẹ nhàng, âm ỉ từ những con mắt, những câu nói vừa xót xa, vừa ngạo mạn của những người mẹ, người vợ có chồng con ra trận, cứ như xoáy vào đâu đó đằng sau lưng, mà có khi vào cả trước mặt anh. Anh không chịu nổi nữa, anh làm đơn tình nguyện nhâp ngũ, một lần nữa, lần này xa hơn, cao hơn: huyện đội! Nhưng vẫn vô vọng, không ai đáp lời anh, đáp lại sự đau khổ của anh.
Nhìn người vợ cứng cỏi, rất đanh thép của anh đang rũ xuống trên mặt bàn, anh Quân quên hết những phiền muộn mà chị đã gieo cho anh. Đã có lần, chị nói với anh một cách vô tư cay độc:
- Tại anh đấy! Nếu anh không phải là cháu địa chủ, anh cũng bình thường như mọi người thì tôi đâu đến nỗi, thiệt thòi, tủi nhục...
Lần ấy, anh Quân đã bỏ nhà ra đi, nhưng không phải vì anh bỏ đi mà người ta bầu chị Diệu làm phó hội trưởng hội phụ nữ xã. Lúc ấy, bà dì tôi, chủ tịch xã đã phải can thiệp:
- Cô không làm cán bộ, cô vẫn phải là người mẹ người vợ. Cô hãy đi tìm gọi chú ấy về. Rồi đảng ủy sẽ bố trí cho cô một công tác phù hợp!
Dường như chị Diệu đáo để, mà chị đáo để thật, đã có phần tỉnh ra khi anh Quân trở về. Cho mãi đến lúc phải xua đuổi mẹ con chị Nga ra đi, thì chị lại hiện ra như một con người đanh thép. Giờ đây con người đanh thép ấy đang rũ xuống, như một tấm áo không giá. Anh Quân lay vai vợ:
- Này, thôi dừng khóc nữa, nghe tôi bảo này...
Chị Diệu ngoan ngoãn như một đứa trẻ có lỗi, ngẩng lên vén mái tóc ra sau gáy, nhìn chồng:
- Anh bảo thế nào bây giờ?
Quân đứng dậy, đi vòng sau lưng vợ, ra cửa, nhìn ra bóng tối mịt mùng, rồi quay vào:
- Ta cho con Thảo sang ở với ông bà một thời gian...
-...?!
- Tuy nó còn bé nhưng cũng giúp cho ông bà được những việc vặt, duổi con gà, trông nồi cơm. Với lại ở bên ấy nó đi học cũng gần trường hơn...
Chị Diệu đã thôi khóc, để suy nghĩ đến một sự việc nghiêm trọng hơn. Làm sao con bé Thảo làm nổi những công việc gọi là lặt vặt ấy? Bất giác chị nhớ lại cái tuổi mười ba và những cơn gió rít quay cuồng trên cánh đồng Lưu Lạc.
- Đừng, đừng để con bé phải khổ...
- Sao lại khổ? Nó về ở với ông bà chứ có phải đi ở kiếm cơm như ngày xưa đâu?
Ngày xưa ư? Ngày xưa khổ nhục, ngày xưa thương mến đã qua rồi. Chị Diệu bỗng quay loại ôm choàng lấy anh chồng, hai vạt áo anh Quân đầm nước mắt của vợ. Hình như họ cùng biết ơn nhau.
Chị Diệu nhìn con gái bằng cái nhìn lo lắng:
- Thế mỗi lần lên Soi Vạt về, ông có nói gì không Thảo?
Con bé phụng phịu lắc đầu:
- Ông chẳng nói gì cả, chỉ ngồi ở hè, ngửa mặt lên nhìn trời. Con thấy sợ lắm. Mẹ ơi, hay là mẹ cho con về nhà đi...
Người mẹ thảng thốt:
- Ừ, để mẹ bàn với ông...
- Sao ông lên Soi Vạt mà không bảo mợ Kỳ về nhà?
- Mẹ không biết nữa! Hình như là mợ Kỳ bỏ đi rồi...
- Đi đâu hả mẹ?
- Mẹ không biết!
- Mợ ấy có đưa em bé đi không hả mẹ!
- Có...!
- Em bé của mợ Kỳ có giống em bé nhà mình không hả mẹ!
Chị Diệu cúi xuống nhìn con, xẵng giọng:
- Cái con này, hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Đi mà hỏi ông ấy!
Con bé Thảo cụt hứng, nó phụng phịu nhìn mẹ bằng con mắt hờn dỗi:
- Mẹ có về không? Con về trước đây, kẻo ông sốt ruột...
Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 8

Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 8

Nghe có người báo con gái đến tìm, chị Diệu lật đật chạy ra cổng ủy ban xã. Nhìn thấy con bé Thảo lúng túng nhảy từ trên chiếc xe đạp bóng nhoáng xuống, mẹ nó hốt hoảng:
- Chết thôi! Ai cho mày đi xe đạp thế hả Thảo?
- Ông! Ông bảo con đi tìm mẹ về ông bảo gì ấy! Con bé Thảo thích thú đáp lời mẹ. Nó chệnh choạng dẫn chiếc xe định dựa vào thềm gạch, nhưng dựa mãi không được, làm cái xe suýt thì đổ kềnh. Chị Diệu chạy đến giúp con gái:
- Ông làm sao thế hả con?
- Ông không làm sao, nhưng cơ mà khi ông chống gậy lên Soi Vạt về bảo con đi tìm mẹ ngay. Nhanh lên, mẹ về ngay đi!
Chị Diệu ngẩn người không hiểu có chuyện gì. Lại Soi Vạt! Cái Soi Vạt chết tiệt này nó làm khổ ông bố chị đến bao giờ nữa đây? Mà ở đó có cái gì kia chứ! Chị chưa bao giờ đặt chân đến cái bãi sông bí hiểm ấy. Đối với chị nó như một cái cõi xa xăm nào đó, như trong chuyện kể về ma quỷ, về thần thánh mà trong mỗi con người ai ai cũng nghe, cũng biết, cũng có lo âu sợ sệt và hoan hỉ, nhưng chưa ai từng nhìn thấy. Cái bãi sông ấy chỉ hợp với những con người không bình thường, những con người có tuổi tác, có thân phận, có niềm hy vọng, có cuộc đời kỳ quặc, u mê. Từ ngày mẹ con cô Nga bồng bế nhau lên đấy ở, câu chuyện về Soi Vạt càng được người ta đồn đại, phóng to lên nhiều lần. Đã có những câu chuyện kể về những người đàn ông trong làng ra sông lấn mẹt vào những đêm mùa đông giá rét. Có lần một người nào đó đã bắt được một con cá to bằng đứa trẻ con lên ba. Nó bị quáng đèn và bị những tấm rào nứa ảo ảnh chặn lại không dám lao tới, để một cái dập chụp lấy, mặc dù nó hết sức cựa quậy nhưng không làm sao thoát được. Những người lấn mẹt đem nó lên bờ thì một người đàn bà không biết từ đâu chạy đến đòi. Chị ta bảo đấy là con mình, chị van xin họ hãy tha cho nó, đừng làm thịt nó, để chị nuôi cho nó lớn lên, nó sẽ thành một chàng thanh niên cao lớn, tuấn tú, nó sẽ ra chiến trường đánh giặc! Các người không tin ư? Hãy nhìn kia! Khi những người thợ lấn mẹt nhìn xuống thì không phải con cá, mà là một thằng bé con trần truồng đang nằm trên cỏ, thản nhiên mút tay và nhìn mọi người bằng con mắt ướt của loài cá, không kể gì đến cái rét tháng chạp tím thịt, cắt da. Họ, những người thợ lấn mẹt gan lỳ nhất trần đời cũng phải hốt hoảng, bỏ cả dập, cả giỏ, quăng đóm mà chạy. Người đàn bà cười nhẹ bế con lên đi về phía rặng tre, nơi có túp lều chăn trâu của thằng Hợi.
Rồi lại một câu chuyện khác, về chiếc máy bay Mỹ bị vướng vào ngọn tre rơi xuống Soi Vạt vào một buổi chiều. Thông thường, máy bay Mỹ bay rất thấp mỗi lần chúng muốn đánh vào thủ đô. Chúng bay men theo sườn núi Tam Đảo, dọc lòng sông rồi bất thần tăng đô cao vọt lên rồi từ đó bổ nhào vào mục tiêu mà ném bom hay bắn rốc- két. Một lần chả biết chúng bay thế nào mà một chiếc F105 to bằng cái gốc đa và cũng sần sùi, gai mấu, gớm ghiếc như thế quệt phải một cành tre. Cành tre níu lấy chiếc tàu bay, còn nó, cái con Thần Sấm hung hãn thì cứ gầm rú vùng vẫy, phụt cả khói đen ra đằng đít nhưng cũng không sao thoát ra được. Cuối cùng, nó ngã vật ra giữa lòng sông, vì thế nó không bị bốc cháy. Những người dân trong làng kéo nhau ra xả thịt con Thần sấm đem về bán cho cánh thợ đúc xoong, từ mãi dưới Thái Bình, Nam Định lên hành nghề. Tay nghề của họ thật siêu đẳng. Những chiếc xoong đủ các cỡ bằng đuya- ra từ máy bay Mỹ thật tuyệt vời. Vừa nhẹ, vừa sáng loáng, nấu cơm không bị cháy lại vừa bền. Có thể dùng đến năm mươi năm, hoặc hơn, một trăm năm mà không hề hư hấn. Nhưng có điều lạ là người ta không tìm thấy tên giặc lái đâu cả, dù là một mảnh xác hay một miếng vải quần áo của tên Mỹ. Xã, huyện đưa dân quân, du kích và cả bộ đội về săn lùng, rồi thông báo đến khắp mọi ngóc ngách người dân, nhưng không ai tìm thấy nó, dù chỉ là dấu tích. Lâu dần mọi người quên đi, thì bỗng dưng có người thấy đêm đêm có một cái bóng cao to gấp đôi, gấp ba người trong làng, trắng như người bạch tạng, lần mò dọc theo bờ sông mà bắt cá, ăn sống! Cái bóng người bạch tạng ấy là hồn ma hay chính là tên phi công Mỹ còn sống?
Những câu chuyện đó không ai tin, kể cả thằng Hợi gan lỳ một cách khác thường, trừ những chiếc xoong bằng đuya ra ai cũng trông thấy. Dù không tin nhưng ai cũng nghĩ là có khi có thật thì sao? Ấy vậy mà cô Nga dám bồng con lên đấy ở, có khi cô ấy đã là nhân chứng cho những câu chuyện hoang đường, ma mị của Soi Vạt. Không thế thì làm sao cô ấy sống ở đó được. Nhưng rồi, cô Nga và thăng con trai của cô phải ra đi. Hai mẹ con người đàn bà bất hạnh và ma quái ấy đi như thế nào cũng chẳng ai biết đích xác. Họ chỉ thấy ông lão Tuân ngày ngày vẫn chống gậy đi vào đấy, rồi lại trở về, y hệt một người dở hơi, không hồn, không vía...
Con bé Thảo nhìn mẹ nó đứng nhìn về phía cánh bãi đang vào mùa mía lên. Màu xanh phơi phới của những mầm mía đã bám được rễ vào cánh bãi phù sa, hứa hẹn một mùa mật vàng óng thơm lừng. Bất giác chị Diệu nhớ tới những đêm kéo mật rậm rịch tiếng chân trâu cùng với tiếng nghiến ken ken của trục kéo mía. Thỉnh thoảng tiếng giục trâu ậm ừ của người rong trâu cũng ngái ngủ như tiếng thở phì phò, mệt nhọc của con trâu. Tiếng nước mía chảy long tong trong thùng mật. Cànhg về khuya, tiếng người càng thưa dần, và trăng thì càng trong văn vắt. Mùa kéo mật, cả làng thơm lừng, thơm từ trong quần áo của thiếu nữ, đến da thịt của bầy trâu nhọc nhằn. Cả vầng trăng tháng một cũng thơm lựng, ngọt lừ... Vào một đêm như thế, chị Diệu sống lại với thời gian của thjời thiếu nữ... Những cánh tay đàn ông vạm vỡ, những bộ tóc bù xù khét năng, dinh dính mật mía và anh trăng mờ tỏ, thoắt ẩn, thoắt hiện trong bãi mía lao xao. Thời ấy đã qua. Chiến tranh mà hiện thân của nó là những Con Ma, Thần Sấm, vừa kinh tởm lạ lùng, vừa dã man điều độ rải từ trong bụng nó ra những quả bom li ti như thóc mạ, rồi ầm ầm trùm khói mịt mù xuống mọi nơi, mọi chốn. Cánh đồng mia chay tan hoang, xa hơn nữa, cánh đồng Lưu Lạc của làng chị lỗ trỗ hố bom và những ngôi mộ mới... Thế rồi, chiến tranh cũng phải đến ngày kết thúc, bao nhiêu thanh niên trai tráng không về, họ đem đi vĩnh viễn những cánh tay vạm vỡ, những mái tóc bù xù thơm và dính mật mía... Chị cũng thế, từ ngày theo chồng về làng bên này, chị cũng chưa một lần trở lại cánh đồng Lưu Lạc, nơi chị đã lớn lên, lần đầu tiên trong đời chị đã học cách cầm rảnh mạ cắm xuống bùn non! Rồi từ đấy, cây lúa của chị lớn lên trổ đòng đòng, đơm bông, chín gié, làm thành những hạt gạo trắng trong, nuôi sống con người...
Mải mê với những ý nghĩ chợt đến, mãi đến khi con bé Thảo nắm áo chị kêu lên:
- Mẹ...! Mẹ nghĩ gì thế?
Người đàn bà giật mình, trở lại với hiện tại. Chị kéo con gái đên bên thềm gạch dưới bóng mát của hàng xoan đào, gỡ những bông hoa cỏ trên tóc nó:
- Thảo này, con ở với ông có vất vả không?
- Không mẹ ạ!
- Con làm những việc gì?
- Thì cũng như ở nhà mình thôi. Nhưng cơ mà khổ nhất vẫn là lúc cho bà ăn, lúc bà đi đồng...
“Khổ thân con tôi!”, chị Diệu thầm kêu lên trong lòng, nó còn bé thế, chưa biết gì mà đã phải làm những việc như thế.
- Nhưng mà con cũng thích, thỉnh thoảng ông lại cho con đi xe đạp. Cái xe đạp của mợ Kỳ đẹp nhỉ mẹ nhỉ. Đạp nhẹ ơi là nhẹ!
Ừ, nếu như chị đừng quá quắt, đừng ghen ghét với mợ Kỳ, thì con chị đâu đến nỗi. Bất giác chị Diệu thấy ân hận, nỗi ân hận kéo đến làm chị sắp rơi nước mắt. Nhưng đấy là những giọt nước mắt thương con.
Tội nghiệp nó, mới mười ba tuổi đầu đã phải sống xa bố mẹ, xa các em. Chị Diệu thương con gái còn bởi nó chính là cái phiên bản, cái bóng của chị. Năm mười ba tuổi, chị cũng phải lìa nhà đi ở chăn trâu cho một nhà giàu có trong làng, chỉ vì ở nhà thì chị không biết lấy gì để ăn. Người giàu có trong cái làng Sơn Cốt bé bỏng của chúng tôi hồi ấy không nhiều, chỉ độ dăm bảy người, và cái mức giầu có của họ cũng không như những câu chuyện được mô tả trong sách vở, tiểu thuyết. Vì thế, con cái nhà bần cố nông nào muốn được xin vào để ở trong nhà họ cũng không phải dễ dàng gì. Và chính chị đã được nhận đi ở chăn trâu cho nhà ông địa chủ Đồng Giám. Chị Diệu còn nhớ mãi những buổi chiều đông xám xịt và gió rét cắt da, thổi ù ù, trên cánh đồng Lưu Lạc, một mình chị giằng co, vật lộn với hai con trâu không chịu về chuồng. Những giọt nước mắt cằn cõi và nóng rát tràn xuống hai gò má cô bé Diệu, rồi lại bị gió thốc ngược vào môi, vào miệng mặn chát. Xa xa, xa lắm, là cái vệt đen dài của làng. Thực ra thì cái khoảng cách giữa cánh đồng Lưu Lạc lồng lộng gió với chân làng không bao xa, nhưng với tuổi mười ba, côi cút, lưu lạc của chị, đó là cả một chân trời thiên hạ, mịt mù. Chỉ có một cậu bé, gọi ông chủ Đồng Giám là bác ruột, là thỉnh thoảng còn tha thẩn đến với chị, trong những lúc chị tủi thân bên đống rơm khô. Người đó chính là anh Quân, chồng chị bây giờ.
Từ khi xảy ra sự cố, nói đúng hơn là những sự cố liên tiếp xảy đến để đến giọt nước cuối cùng là sự bồng bế nhau ra đi của mẹ con chị Nga, cái ly nước buồn đau trong gia đình ông lão Tuân mới được ngó ngàng tới. Sự sụp đổ, gãy gục của ông lão Tuân và những tiếng than kêu rền rĩ của bà lão khiến cho ngôi nhà vốn nền nếp, cứng cỏi trở thành nơi trú ngụ của đau thương bi thảm. Không có tiếng người lớn, không có tiếg trẻ thơ, chỉ có tiếng rít ư ử của con chó thủy chung và tiếng gào thét của con lợn bị ruồng bỏ là tạo được cái âm thanh náo động của trần gian. Sự xuất hiện của chị Diệu, những tiếng xua gà, mắng lợn và những nhát chổi của chị đã cứu rỗi ngôi nhà. Chị tắm rửa, cơm cháo cho me, lòng thương mẹ của chị không sao lấn át được ý muốn tội tình của người đàn bà chán ngán. Bất chợt thoáng qua thôi nhưng bỗng dưng nó được neo lại trong lòng chị: chị mong cho mẹ chết! Ừ, sao chị lại có ý nghĩ mong đợi quái gở và phản phúc thế nhỉ? Biết là tội vạc dầu, cối giã sẽ đè ập vào chị, nhưng chị Diệu bắt đầu bị ám ảnh bởi sự sống, hay đúng hơn là sự tồn tại của mẹ mình chỉ càng gây ra bao khổ đau cực nhọc cho chị, cho bố chị và cho chính cả bà nữa... Chị vừa sửa lại cái sào gầu múc nước, vừa đưa mắt về phía căn buồng, nơi tiếng rên rỉ rền rĩ của bà mẹ phát ra. Đến bao giờ, bao gờ nhỉ, những âm thanh ai oán và rỉa rói ấy ngưng tắt? Đó là ngày giải thoát cho kiếp con người mong manh ma trĩu nặng dường bao!
Dường như không chịu đựng nổi cái ý nghĩ tội lỗi ấy, chị Diệu lặng lẽ nhảy lên pê- đan xe đạp, không một lời chào từ giã cha mẹ. Con đường liên xã vốn đã ngoằn ngòeo và lỗ chỗ chân trâu, vào lúc nhập nhoạng tối, càng trở nên gập ghềnh bao nỗi đã đưa chị về đến nhà. Ngôi nhà ấm cúng, yên thân của một cuộc đời người đàn bà giờ đây đã trở thành ốc đảo ích kỷ của chị Diệu. Chị càng yên thân, êm ấm và kiêu hãnh đến đâu, thì nỗi xót thương cho hoàn cảnh của cha mẹ càng dào lên gấp bội. Giờ đây, sau khi đã chui vào cái giường âm ẩm quen thuộc mùi nước đái của đứa con nhỏ, niềm hạnh phúc hân hoan quen thuộc của chị đã không còn nữa. Chị đã suy nghĩ, và sẽ phải đi đến một quyết định. Chị ngồi dậy quấn lại mái tóc búi thành một búi sau gáy, quơ mãi chẳng thấy cái kẹp đâu, chị cứ để như thế, một tay giữ cái búi tóc, đi ra gian nhà ngoài, nơi chồng chị đang ngồi, cộng trừ sổ sách. Nghe tiếng bước chân vợ, anh Quân, ngưng tay nhìn lên. Thấy dáng bộ quen thuộc của vợ, nó thường diễn ra như một tiếng nói báo hiệu, anh lại cúi xuống những con số công điểm, với vai trò của một con người tất bật, đầy trách nhệm. Chị khẽ khàng ngồi vào ghế, thả mái tóc dày xuống, nén một tiếng thở dài. Lần này anh Quân ngẩng lên, với một nụ cười của kẻ đã biết hết mọi sự.
- Anh làm sổ sách sắp xong chưa?
- Hứ, còn mấy chỗ rắc rối quá! Không ngủ được à?
Chị Diệu không trả lời câu hỏi cũng rất quen thuộc của chồng:
- Chiều nay em tạt qua nhà ông bà. Buồn quá...
Anh Quân buông bút, ngồi xoay hẳn lại phía vợ:
- Bà có đỡ được tí nào không?
Chị Diệu khẽ lắ đầu:
- Em nói câu này phải tội thật, nhưng sao em mong cho mẹ mình chết...
Nói chưa hết câu, chị Diệu ngồi gục xuống cánh tay tì trên cạnh bàn, khốc tức tưởi. Đang từ một tâm trạng phấn chấn, rạo rực, anh Quân rơi vào cái thế của nỗi buồn chạnh. Anh thương vợ và cũng một lòng thương cha mẹ vợ. Từ khi người em vợ là anh Kỳ hy sinh, nỗi ám ảnh, mặc cảm càng như day dứt, cư cứa trong lòng anh. Nỗi mặc cảm của người trốn chạy, mà thực ra không phải mà cũng không thể là lỗi của anh. Trong khi cuộc chiến tranh đang ầm ầm đổ xô xuống từng mái rạ, gốc cau, mâm ăn, giừơng ngủ, từng mỗi gia đình, mỗi thân phận thf anh, như một người ngoài cuộc, người rảnh nợ. Lý do rất đơn giản: anh là cháu gọi địa chủ Đồng Giám bằng bác ruột. Trong những cuộc tuyển quân rầm rộ, người ta không màng đến anh. Lúc đầu anh xấu hổ, nhưng rồi anh Quân chợt nhận ra đó là sự may mắn của mình. Sự may mắn có phần ác độc ấy đôi khi làm anh cũng nhoi nhói, nhưng rồi cũng tan nhanh, nhất là khi bom đạn và những chiếc Con ma, Thần sấm gầm rú trên vòm trời. Chỉ từ khi những tờ giấy báo tử lạnh lùng đầu tiên được gửi về xã, với những tên họ quen thuộc của làng, trong lòng anh Quân bắt đầu nhói lên sự mặc cảm. Đến tờ giấy báo tử của Trần Tuấn Kỳ thì sự lẻ loi, đơn độc và cả sự khinh bạc nhẹ nhàng, âm ỉ từ những con mắt, những câu nói vừa xót xa, vừa ngạo mạn của những người mẹ, người vợ có chồng con ra trận, cứ như xoáy vào đâu đó đằng sau lưng, mà có khi vào cả trước mặt anh. Anh không chịu nổi nữa, anh làm đơn tình nguyện nhâp ngũ, một lần nữa, lần này xa hơn, cao hơn: huyện đội! Nhưng vẫn vô vọng, không ai đáp lời anh, đáp lại sự đau khổ của anh.
Nhìn người vợ cứng cỏi, rất đanh thép của anh đang rũ xuống trên mặt bàn, anh Quân quên hết những phiền muộn mà chị đã gieo cho anh. Đã có lần, chị nói với anh một cách vô tư cay độc:
- Tại anh đấy! Nếu anh không phải là cháu địa chủ, anh cũng bình thường như mọi người thì tôi đâu đến nỗi, thiệt thòi, tủi nhục...
Lần ấy, anh Quân đã bỏ nhà ra đi, nhưng không phải vì anh bỏ đi mà người ta bầu chị Diệu làm phó hội trưởng hội phụ nữ xã. Lúc ấy, bà dì tôi, chủ tịch xã đã phải can thiệp:
- Cô không làm cán bộ, cô vẫn phải là người mẹ người vợ. Cô hãy đi tìm gọi chú ấy về. Rồi đảng ủy sẽ bố trí cho cô một công tác phù hợp!
Dường như chị Diệu đáo để, mà chị đáo để thật, đã có phần tỉnh ra khi anh Quân trở về. Cho mãi đến lúc phải xua đuổi mẹ con chị Nga ra đi, thì chị lại hiện ra như một con người đanh thép. Giờ đây con người đanh thép ấy đang rũ xuống, như một tấm áo không giá. Anh Quân lay vai vợ:
- Này, thôi dừng khóc nữa, nghe tôi bảo này...
Chị Diệu ngoan ngoãn như một đứa trẻ có lỗi, ngẩng lên vén mái tóc ra sau gáy, nhìn chồng:
- Anh bảo thế nào bây giờ?
Quân đứng dậy, đi vòng sau lưng vợ, ra cửa, nhìn ra bóng tối mịt mùng, rồi quay vào:
- Ta cho con Thảo sang ở với ông bà một thời gian...
-...?!
- Tuy nó còn bé nhưng cũng giúp cho ông bà được những việc vặt, duổi con gà, trông nồi cơm. Với lại ở bên ấy nó đi học cũng gần trường hơn...
Chị Diệu đã thôi khóc, để suy nghĩ đến một sự việc nghiêm trọng hơn. Làm sao con bé Thảo làm nổi những công việc gọi là lặt vặt ấy? Bất giác chị nhớ lại cái tuổi mười ba và những cơn gió rít quay cuồng trên cánh đồng Lưu Lạc.
- Đừng, đừng để con bé phải khổ...
- Sao lại khổ? Nó về ở với ông bà chứ có phải đi ở kiếm cơm như ngày xưa đâu?
Ngày xưa ư? Ngày xưa khổ nhục, ngày xưa thương mến đã qua rồi. Chị Diệu bỗng quay loại ôm choàng lấy anh chồng, hai vạt áo anh Quân đầm nước mắt của vợ. Hình như họ cùng biết ơn nhau.
Chị Diệu nhìn con gái bằng cái nhìn lo lắng:
- Thế mỗi lần lên Soi Vạt về, ông có nói gì không Thảo?
Con bé phụng phịu lắc đầu:
- Ông chẳng nói gì cả, chỉ ngồi ở hè, ngửa mặt lên nhìn trời. Con thấy sợ lắm. Mẹ ơi, hay là mẹ cho con về nhà đi...
Người mẹ thảng thốt:
- Ừ, để mẹ bàn với ông...
- Sao ông lên Soi Vạt mà không bảo mợ Kỳ về nhà?
- Mẹ không biết nữa! Hình như là mợ Kỳ bỏ đi rồi...
- Đi đâu hả mẹ?
- Mẹ không biết!
- Mợ ấy có đưa em bé đi không hả mẹ!
- Có...!
- Em bé của mợ Kỳ có giống em bé nhà mình không hả mẹ!
Chị Diệu cúi xuống nhìn con, xẵng giọng:
- Cái con này, hỏi gì mà hỏi nhiều thế? Đi mà hỏi ông ấy!
Con bé Thảo cụt hứng, nó phụng phịu nhìn mẹ bằng con mắt hờn dỗi:
- Mẹ có về không? Con về trước đây, kẻo ông sốt ruột...
Cánh Đồng Lưu Lạc-Hoàng Đình Quang phần 7

Cánh Đồng Lưu Lạc-Hoàng Đình Quang phần 7

Ngay sau ngày hòa bình, từ chiến trường miền Nam trở về, một trong những nơi tôi đến thăm đầu tiên là Soi Vạt.
Bao nhiêu lâu rồi nhỉ? Chỉ mới có mười năm thôi ư? Nhưng sao mà lâu thế, mà đằng đẵng thế? Và bất chợt tôi hiểu ra rằng, thời gian đối với mỗi con người, mỗi lứa tuổi và mỗi sự kiện, công việc cũng khác nhau. Thời gian chính là cái đồng hồ chỉ có mỗi một việc là quay tròn, tích tắc vô tư, vô hồn, còn con người thì lại dích dắc, ngoắt ngoéo, có khi thì là số phận đẩy đưa, mà cũng có khi lại là những mưu toan do chính mình bày ra và lao theo.
Bây giờ thì tôi hiểu ra rằng tại sao người lớn lại ít đến và ngại đến Soi Vạt. Chẳng phải ma mãnh, quỷ thần gì cản chân họ, mà cũng không phải là ở đó không có lợi lộc phì nhiêu, mà là do con đường. Nếu gọi là “đường” để vào Soi Vạt thì đó chỉ có mỗi con đường độc đạo. Khi rẽ xuống bờ sông, để đến cái bãi này, phải vượt qua cửa một con ngòi. Con ngòi này chảy ngoằn ngoèo qua cánh đồng Lưu Lạc, để đến khi đổ vào sông Công đem theo một ít phù sa, tuy ít ỏi nhưng cũng đủ làm nên một bãi lầy ngay cửa ngòi, mà ngoài con trâu ra, con người khó mà dám lội xuống. Tất nhiên người ta cũng có bắc một cây cầu, gọi là cầu Vông. Nhưng cây cầu Vông này là một hệ thống ống được làm bằng những cái thùng phuy đường kính độ sáu mươi phân, nối vào nhau để dẫn nước từ một cái “cọn” mãi đâu tận Làng Mương về cho cánh đồng Lưu Lạc. Với một “cây cầu” như thế thì chỉ có những người can đảm lắm, liều lĩnh lắm mới dám vượt qua! Đám trẻ mục đồng chúng tôi, đã lợi dụng thế hiểm yếu đó để lùa trâu vào bãi chăn, bằng cách ngồi chễm trệ trên lưng trâu, hò reo tấn công vào Soi Vạt, như thể đoàn quân chiến thắng, tiến vào tịch thu đất đai và chiến lợi phẩm. Có lẽ bọn trâu cũng thích thế, nơi đây có cỏ lúc nào cũng non, bao giờ cũng xanh mướt, có bóng mát của tre phù sa và nước sông trong xanh, ngọt lừ ngọt lịm, nên chúng băng băng lội qua đám bùn lầy, đến ngang bụng, và cũng có khi ngập đến tận lưng, chỉ thò có cái mũi lên thở phì phì!
Nhưng đó là chuyện của cách đây đã lâu. Vài năm trở lại đây, người ta đã bắc một cây cầu khác, tuy vẫn đơn sơ là tre, là gỗ, nhưng bằng phẳng, có bề rộng đô hơn một thước, để người đi bộ và gồng gánh có thể qua lại được!
Tôi trở về Soi Vạt trong bộ quân phục bằng vải Tô Châu còn khá mới, vì nó được phát ngay trước ngày chiến thắng để chúng tôi tiến vào thành phố hoa lệ, thủ đô của một chế độ khá hùng hậu về tiền bạc, vừa thất trận. Bộ quần áo ấy, vào thời ấy là sự sang trọng bậc nhất. Nó là hiện thân của sự vinh quang tột độ mà chúng tôi đem về quê hương. Cùng với bộ quần áo màu xanh huyền thoại ấy là chiếc mũ cối có ngôi sao vàng trên nền cờ nửa đỏ, nửa xanh, lại một biểu tượng nữa của một thế hệ thanh niên nhà quê chúng tôi. Có lần, tôi đã ngầm so sánh chiếc mũ cối với chiếc mũ kê- pi của người Côdắc sông Đông bên nước Nga xa xôi, khi nó tồn tại hàng mấy thập niên trong nhiều thế hệ như một thứ vinh quang và tiện dụng. Cái ông già Panchêlây thọt chân mừng như thế nào khi anh con trai bất trị Grigôri đem về tặng bố chiếc mũ lưỡi chai có viền một băng đỏ! Cha tôi không thích chiếc mũ cối, nhưng ông luôn thích tôi đi đâu phải có nó, có khi đội trên đầu và cũng có lúc ôm trước bụng một cách khiêm tốn và tự tin. Chính vì thế mà trước khi tôi trở lại miền Nam nhận tiếp nhiệm vụ mới, tôi đã bị mất cắp chiếc mũ cối rất đẹp mà nếu bán được rất nhiều tiền (đủ tiền mua vé ô tô hai lượt khứ hồi Sài Gòn - Hà Nội) tại ngay Hà Nội, thủ đô văn hiến. Chiếc mũ ấy tôi đã có ý định tặng lại cha tôi khi tôi ra đi! Nhưng khi tôi trở lại Soi Vạt thì chiếc mũ ấy chưa bị mất, và một chú bé chăn trâu có mái tóc vàng cháy và lớp da trên mặt nổi mốc nhìn tôi rất chăm chú, và khi nhận thấy chiếc mũ và chiếc quân hiệu xanh - đỏ, trên đầu tôi chú ta đánh bạo:
- Anh ở Miền về à?
Tôi bật cười. Miền là Miền Nam, một nơi hoàn toàn xa xôi, lạ lẫm với chú bé, nhưng có thể chú đã nghe đến Miền Nam suốt từ thuở lọt lòng đến giờ, thế mà chỉ với thời gian ngắn ngủi gần đây, chú đã kịp bắt chước những người đi buôn, gọi nó bằng một tiếng “miền” ngắn ngủn và xấc xược. Họ là những ông vua, bà vua trong việc sáng tạo ra nguồn từ vựng kiểu bến xe, bến tàu, chợ búa... bổ sung vào vốn tiếng Việt yêu dấu của chúng ta. Xe “miền”, vải “miền”, gạo “miền”... và giờ đây tôi là anh “miền” của chú bé. Tôi hơi bị tự ái, nhưng rồi nhìn cái vẻ ngây thơ, thất học của nó, tôi đâm rộng lượng, xoa đầu nó:
- Ừ! Sao em biết anh ở Miền Nam ra?
Chú bé không trả lời tôi, nó ỏn ẻn, chìa tay ra:
- Cho em một điếu thuốc “miền” đi anh!
Tôi không có thuốc “miền”! Đúng ra thì cũng có, nhưng từ hôm ra tôi đã đãi khách hết rồi, ai cũng muốn thử một điếu, nhà khói phì phèo, đưa ra một câu nhận xét ác cảm, rồi khi về cầm thêm một điếu làm quà.
- Anh không có thuốc “miền”, chỉ có Tam Thanh thôi...
Tôi chìa bao thuốc ra cho nó, thằng bé nhón một điếu, xin tôi lửa châm hít một hơi, nhăn cả mũi, rồi cũng thở ra đằng mũi, rất buồn cười. Làm như vẻ khoái trá, nó hỏi tôi:
- Sao anh không chết?
Tôi giật thót người, hiểu câu nó hỏi, nhưng chưa nghĩ ra cách trả lời, thì thằng bé hỏi tiếp:
- Đánh nhau ác liệt thế mà anh không bị hy sinh à?
Hóa ra thằng bé là người thẳng thắng nhất trong số những người mà tôi đã gặp lại trên quê hương mình từ ngày từ chiến trường trở về. Tôi về làng vào nửa đêm hai mươi sáu Tết, cái Tết đầu tiên sau ngày hòa bình. Một đêm rét cắt thịt da, gió rít điên cuồng trong các toa tàu đen xù xì, ghê rợn. Nếu trong những vinh quang mà người chiến sĩ được hưởng, thì được về phép vào dịp Tết là vinh quang được nhân lên gáp nhiều lần, cùng với niềm kiêu hãnh tột bậc. Trong niềm hãnh diện chung dành cho anh lính sáng bóng trong vòng hào quang chiến thắng, còn xen lẫn với niềm sung sướng được về quê ăn Tết. Việc con người tha hương dù là đi cầu thực, làm thuê cuốc mướn đi chăng nữa thì chuyện trở về đoàn tụ trong ba ngày tết là một niềm khát khao vô độ, huống là chúng tôi đi chiến đấu, đi giải phóng! Trong những ngày Tết vừa có thời gian để chơi bời, thăm hỏi, vì trong dịp này không ai đi làm, vừa có cái ăn, vì trừ ba ngày Tết dân làng mới thịt, mới có cơm không, còn lại quanh năm suốt tháng nhà nhà chỉ có cơm độn khoai sắn, và hiếm khi mới có tí... mũi, tức là mỡ lợn. Người làng đến thăm chúng tôi (cùng đêm ấy có hai chiến sĩ cũng trở về với tôi, nhưng vào những giờ khác nhau) như đi hội, như đi thăm một kỳ quan của làng. Những người lớn tuổi, ai cũng muốn chạm vào người chúng tôi một cái, để thấy đích xác rằng da thịt chúng tôi vẫn còn. Các cô gái đã vào tuổi lỡ thì, ngồi xen với những bà xồn xồn, thỉnh thoảng đưa con mắt hiếu kỳ pha chút khát khao nhìn chúng tôi đang xúng xính trong tư thế của người đăng quang. Còn các cô gái mới lớn, đang trổ mã, phô bày ngồn ngộn sức sống thanh xuân, rực rỡ thì không ngại gì mà cười ngặt nghẽo, đấm thùm thụp vào lưng, vào vai chúng tôi... Họ, những cô bé còn đầy mũi giãi và những cái áo xơ tướp, cái quần thủng đít khi chúng tôi ra đi!
Cũng có những người không có mặt trong những ngày đầu chúng tôi mới về. Đó là những người cha, người mẹ mất con, những người vợ mất chồng... Và, việc chúng tôi phải đến thăm những gia đình bất hạnh ấy vào ngày đầu năm mới là một đạo lý. Một trong những gia đình ấy là ông bà Tuân. Ông lão già xụm, nhưng vẫn tỉnh táo, tinh tường, chứ không ảo não, tàn tạ như bà cụ, co ro như một đống giẻ cũ nát trong góc giường. Bà cụ Tuân nhìn tôi bằng con mắt nghi ngờ, nhưng bàn tay bà lập cập lần theo cánh tay tôi, tôi cảm như bàn tay ấy mọc ra từ bức vách đất, gai gai;
- Nghe nói cậu có gặp anh Kỳ nhà tôi?
Tôi khẽ nắm bàn tay bà:
- Vâng! Anh em chúng cháu có găp nhau...
- Cậu thấy anh ấy thế nào?
Tôi đắn đo, chưa nghĩ ra cách trả lời bà lão. Đáng lẽ tôi phải nói thật rằng anh Kỳ gầy như một cây củi cành, với cái đầu trọc lốc, không có tóc, không còn cả lông mày... thì tôi lại nói:
- Lúc ấy anh Kỳ khỏe lắm, to lớn hơn cả lúc ở nhà!
Tôi thấy bàn tay bà cụ lỏng ra, nỗi đau đớn, thất vọng truyền sang cả cánh tay tôi. Một giọng nói đầy vẻ trách móc:
- Thế mà cậu không rủ anh ấy về cùng...
Tôi hiểu câu nói ấy như sau, rất rõ ràng: thế mà anh ấy chết, còn cậu thì lại sống!? Những con người làng quê của tôi là như thế đấy. Trong cái đau đớn, thất vọng tột cùng, họ cũng không nỡ làm tôi buồn.
Thằng bé tiếp tục rít thuốc, và lại ngẩng lên nhìn tôi, chờ câu trả lời. Tôi, khoác tay lên vai nó, hỏi:
- Mày con nhà ai, nhà ở đâu?
Nó thản nhhiên:
- Nhà em ở trong xóm! - Nó ngoảnh đầu vào rặng tre đen ngòm - Bố em tên là Tuất, anh có biết không?
- À, anh biết! Bố mày cũng đi bộ đội?
- Chết rồi! Báo tử rồi...
Nó trả lời một cách thản nhiên và kiên quyết. Tôi đoán, thằng bé không hề biết chết là gì, báo tử là gì, mà nó chỉ nghe qua lời người lớn. Nhưng bố nó không bao giờ trở về thì nó biết.
- Lâu chưa?
- Năm kia! Xã làm lễ truy điệu, to lắm, có cả bắn súng nữa!
- Năm nay mày lên mấy? Tên là gì?
- Em tên là Hợi, mẹ em bảo em 13 tuổi!
- Mẹ mày đâu? Ở trong xóm à?
Thằng Hợi ngọ ngoạy cái cổ cứng của nó trong tay tôi:
- Mẹ em lấy ông Sáu làm chồng rồi. Ông Sáu đánh xe trâu ở Đầu Cầu, anh biết không?
Tôi thấy tim mình như muốn nghẹn lại, cánh tay tôi xiết chặt vai thằng bé:
- Không biết! Mày ở với mẹ, với ông Sáu à?
- Em ở với ông ngoại, cả với dì nữa! Nhưng, em không ở trong xóm. Nhà em kia kìa...
Tôi nhìn theo hướng ngón tay đen nhẻm và gầy quắt của thằng Hợi. Sau hàng hàng lớp lớp rặng bưởi bung, là màu xanh ngắt của cỏ. Có mấy con trâu đang đủng đỉnh gặm cỏ, hai con nghé con thỉnh thoảnh lại lồng lên, rỏng đuôi, rồi lại lao vào vú mẹ. Dòng sông mùa này nhỏ lại, lấp lánh ánh mặt trời, rồi khuất vào một mô đất phù sa, như muốn giấu mình, không rõ là thẹn thùng hay đau khổ. Phía đầu soi, nấp dưới bóng một lùm tre phơ phất hoa khô là một cái chòi. Nhà thằng Hợi! Tôi khoác vai nó:
- Đi!
Chúng tôi men theo sườn một bờ tre gai đã bị chặt trụi, đất mùn giun đùn lên đen thâm nom như những hòn non bộ hoặc như những tòa lâu đài cổ của người A Rập. Tôi nhìn theo bàn chân trần của thằng Hợi đạp phứa lên những đám mùn giun mà thấy gai người. Một kỷ niệm kinh hoàng chợt kéo đến, khiến tôi hoảng hốt, la lên:
- Kìa! Cẩn thận, Hợi!...
Thằng Hợi phô hàm răng vàng khè, toàn một màu nhựa sắn, tro than, nhìn tôi lạ lẫm. Rồi nó bật cười:
- Làm gì có cái gì! Anh làm sao thế?
Tôi không bị làm sao cả, chỉ bất chợt thấy hốt hoảng mà thôi. Cái ngày 17 tháng 3 năm ấy tôi còn nhớ rất rõ và rất dai dẳng. Đó không phải là một trận đánh ác liêt, chỉ là một ngày bình thường, nắng gay gắt, trời trong xanh như muốn xuyên thấu tận đáy vũ trụ, thế mà chúng tôi mất đi hai chiến sĩ, còn tôi mất hai người bạn, đồng hương. Câu chuyện từ những đống mùn giun...
Tôi được điều động từ sư đoàn bộ về làm quân lực ở trung đoàn 32, lúc ấy đang đóng quân ở Tây Ninh. Là anh cán bộ quân lực, tôi có nhiệm vụ quản lý quân số, thiết bị, khí tài, vũ khí của trung đoàn. Chỉ ngày hôm sau bàn giao, đọc toàn bộ danh sách cán bộ chiến sĩ trong trung đoàn, tôi đã biết cậu Thanh, đang làm liên lạc, công vụ cho trung đoàn trưởng là người cùng quê với tôi. Quê Thanh ở xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, và đặc biệt hơn nữa, khi tôi vào bộ đọi, trong những ngày đầu huấn luyện, tôi ở ngay trong xóm của Thanh, chỉ cách nhà cậu ta có mấy nhà. Buổi chiều xuống bếp tập thể ăn cơm, tôi thấy một cậu lính trẻ, nhanh nhẹn nhận phần cơm cho trung đoàn trưởng cho vào một cái ăng- gô, anh nuôi gọi hắn là Thanh. Tôi bưng bát cơm của mình đến ngồi cạnh cậu ta, bắt chuyện:
- Cậu là công vụ cho thủ trưởng Sơn à?
Thanh nhìn tôi bằng cái nhìn khó chịu, không nói, tiếp tục gắp đũa rau muống vào bát. Thanh kém tuổi tôi, tuy nhiên, không hiểu sao trong quân đội, mọi người rất ghét cách gọi nhau bằng cậu. Mày tao là tốt nhất, lớn hơn là anh em, khi nào nghiêm trọng lắm mới gọi nhau bằng đồng chí. Tôi biết tính những tay công vụ, có người bảo hắn là “thủ trưởng con”, cái gì cũng biết, có khi rất hay “ra oai” với anhem. Nhưng thực ra, trong tâm cậu ta, một nỗi buồn mặc cảm làm người hầu hạ cho người ta, tuy nhiên, ông trung đoàn trưởng của chúng tôi đáng tuổi cha chú chúng tôi, lại là một con người nhân từ, có tâm, có tầm và có tài, có “hầu hạ” ông cũng là xứng đáng.
- Thanh ở Phú Bình à? Mình ở Phổ Yên đây...
Đôi mắt Thanh sáng lên:
- Thế à? Anh mới về quân lực phải không?
- Ừ. Này, tối rảnh rỗi qua chỗ mình nói chuyện chơi nhé. Thôi ăn đi...
Thanh nhìn tôi ngơ ngác, trong đôi mắt xanh biếc không tương xứng với nước da mái xanh của những trận sốt rét rừng quất lên chàng trai mười chín tuổi, chứa chất một cái nhìn khao khát, thèm thuồng rất làng quê. Tối, Thanh sang tôi chơi và cậu ta ngủ lại. Hai đứa chui chung vào một cái màn lỗ chỗ vết thủng của những mùa mưa ẩm mốc, Thanh thì thào:
- Mai em cho anh cái màn, thủ trưởng mới cho em, còn tốt lắm!
- Thế mày nằm bằng gì?
- Màn của em! Tuy có thủng vài chỗ nhưng còn tươm hơn của anh nhiều... Thanh kéo dài chữ “nhi...ề...u” một cách rất trẻ con, đúng giọng quê tôi. Từ đó, thỉnh thoảng Thanh vẫn sang ngủ chung với tôi. Hồi tôi đóng quân ở Thanh Ninh, cậu ta mới mười sáu tuổi, đang đi học cấp ba. Hai năm sau, Thanh nhập ngũ. Ở nhà chỉ còn, bố mẹ và người chị gái, anh trai Thanh cũng đang ở chiến trường, nghe đâu ở Tây Nguyên. Sáu tháng sau, bằng trình độ văn hóa và những thành tích của mình, Thanh được xét đi học lớp đào tạo báo vụ. Cậu ta mừng lắm, cứ nhất quyết cho rằng đó là công lao của tôi. Thực ra, đích thân trung đoàn trưởng, bảo tôi đề nghị lên trên cho Thanh được đi học. Trước ngày về quân khu hai hôm, Thanh xin phép xuống tiểu đoàn 10 gặp Tuyền, một cậu bạn cùng học để chia tay. Đến khuya không thấy Thanh về, tôi đâm lo, nhưng không dám hỏi. Mãi trưa hôm sau, buổi trưa cái ngày 17 tháng 4 ấy, một anh du kịch xã vào ban tham mưu trung đoàn. Mặt anh du kích tái nhợt, báo cáo với tham mưu trưởng trung đoàn, lúc ấy cũng có mặt tôi:
- Báo cáo các đồng chí, chiều tối qua, anh em du kích phát hiện ra hai xác tử thi, qua quân phục, chúng tôi biết là bộ đội chủ lực. Chúng tôi cho người đi báo các đơn vị quanh đây, nhưng chưa có người đến nhận. Đề nghi các đồng chí cho kiểm tra lại...
Tôi nghe anh du kích nói thế, linh cảm thấy có điều chẳng lành. Thanh vẫn chưa về là nguyên cớ gì? Ông tham mưu trưởng, lo lắng, nhìn tôi:
- Cậu cho hỏi tiểu các đoàn xem có ai ra khỏi đêm qua có anh em nào ra khỏi đơn vị không? Hỏi ngay đi!
Ngẫm nghĩ một lát, ông nói tiếp:
- Thôi để tôi báo với tác chiến! Cậu đi theo đồng chí này đến nơi xem thế nào. Thử cố nhận mặt nạn nhân nhé!
Tôi vội vàng theo chân anh du kích lên đoạn đường 22, nơi vắt qua một ngọn đồi nhỏ, hơi nhô lên. Gần đến nơi, tôi đã thấy thấp thoáng có những bóng người, có cả phụ nữ. Đến gần hơn, tôi nhận ra hai chiếc quan tài bằng gỗ mộc, được phủ lên bằng một tấm nilon mỏng màu xanh. Tôi lại gần nhìn thấu cả những mảng thịt và xương nhô lên trong lớp nilon bị nắng thiêu mềm nhũn, gần như trong sụốt. Mùi nước hoa, mùi nhang trầm trộn lẫn với mùi xác người chết tạo thành một mùi chết chóc rởn người. Tôi chào mấy người dân rồi đến đứng lặng trước hai cỗ quan tài đang hầm hập bốc hơi nóng và lấy hết can đảm cúi xuống, lật tấm nylon... Chỉ một chút thiếu bình tĩnh là tôi có thể nôn ọe ra. Một nửa khuôn mặt người sưng vù, rạn vỡ nham nhở vì một vệt chém toác ra không còn nguyên vẹn. Tôi vẫn nhận ra khuông mặt quen thuộc của Thanh! Những mảnh đùi, bụng, chân tay... đang động đậy, mà ngay lúc đó tôi chưa nhận ra những con giòi đã kịp làm tổ, mặc dù mới hơn mười hai giờ đồng hồ. Tôi cầm miếng nilon nóng hầm hập trên tay một vài giây, cố không để chân tay rụng rời, nhưng nước mắt tôi tràn ra, không sao cầm lại được. Tôi chưa gặp Tuyền, nhưng chắc chắn đó kà hai gương mặt mà tôi cần nhận dạng.
Tôi thả tấm nylon xuống, rồi ôm mặt ngồi gục xuống bên cạnh hai cỗ áo quan mà khóc. Lát sau, một người du kích già và một phụ nữ đen đúa, nắm tay tôi kéo ra một góc. Trời vẫn tiếp tục nắng gay gắt, trước mắt tôi những đốm hoa nắng nhảy múa chập chờn. Người du kích già nói với tôi:
- Chiều qua, tầm năm giờ, chung tôi nghe có tiếng nổ rất lớn, một cột khói dựng lên, lát sau, một tiếng nổ tương tự... khi chúng tôi chạy lên thì thấy hai xác người quấn vào nhau. Chúng tôi biết họ đã trúng mìn... Một anh còn nói được vài câu, mà chúng tôi hiểu là họ đi tiểu, vào quá sâu trong bãi mìn của địch gài lại từ hồi mùa hè đỏ lửa...
Đây là vùng đã được giải phóng từ hai năm trước, ngọn đồi vốn là một chốt điểm của địch. Khi quân ta tiến công, địch rút chạy, còn lại những trái mìn râu. Mìn râu là loại mìn sát thương cực mạnh, được chôn xuống đất, chỉ để thò lên ba sợi “râu” rất mảnh. Đã mấy năm qua, chốt này bị đốt cháy nhiều lần, nhưng những trái mìn giết người vẫn nằm im trong đất và được ngụy trang bằng những ổ mùn giun. Thanh và Tuyền rủ nhau lên Sa Mát chụp ảnh kỷ niệm, vì ở đây có một tiệm chụp ảnh, mà để đến được, hai người bạn đông hương của tôi phải cuốc bộ gần hai mươi cây số. Trên dường về, Thanh bụồn tiểu, đáng lẽ đứng ngay bên đường, vì trên đường chiều không hề có ai qua lại, nhưng vì thói quen xấu hổ của một chàng trai mới lớn, cậu ta đã đi sâu vào trong và gặp một trái mìn râu. Trái mìn đã hất tung Thanh lên, thấy thế, Tuyền thương bạn lao vào để cứu bạn, thì gặp phải trái mìn thứ hai... Và thế là cả hai người đã bị hai quả mìn hất tung lên, xé họ ra làm nhiều mảnh... Khổ thế đấy, trong chiến tranh, cái chết luôn được báo trước, nhưng không có cái chết nào là không bất ngờ!
Nhìn hai bàn chân thằng Hợi cứ phăng phăng đạp bừa trên ổ mùn giun, tôi không thể nào chịu nổi và hét lên. Thằng Hợi còn quá bé, lại ở khá xa nơi chiến địa, làm sao hiểu được những điều bất trắc? Khi nghe nó hỏi như giễu cợt cái tính nhát và tiếng hét hốt hoảng của tôi, tôi như tỉnh ra, chỉ cười:
- Ừ, anh nhớ lại một chuyện khủng khiếp từ ngày xưa ấy mà... Thôi đi đi, nhưng chú ý gai đấy!
Chúng tôi băng qua một đám cỏ xanh mướt, lác đác những bãi phân trâu, rồi rẽ xuống mép một vũng nước đầy nòng nọc, lại trèo lên một mỏm đất phù sa tiến về phía cái chòi. Thằng Hợi thoăn thoắt đi trước, thỉnh thoảng nó dừng lại ngó nghiêng nhìn về phía mấy con trâu. Nó chăn trâu hợp tác ăn công điểm, hai con trâu và một con nghé, được cả thảy ba trăm công một năm. Tính ra, công nó cao hơn cả người lớn, chỉ thua nhưng lão nông tri điền và cán bộ trong ban quản trị mà thôi. Nhưng nếu tính cả nguồn phân do hai con trâu và con nghé đem lại quy ra điểm thì cao hơn cả họ. Đó là chính sách ưu tiên cho nó, con liệt sĩ. Nhưng thằng Hợi không biết điều đó, nó chỉ thích được nghỉ học và một mình ra Soi Vạt chăn trâu. Những ngày cày cấy, nó phải đưa trâu về xóm cho thợ cày, chiều mới dẫn trâu ra Soi Vạt, còn những ngày rỗi, nó để trâu ngoài soi cả ngày lẫn đêm, và ở lại. Nó đem theo một ít gạo với sắn, một nhúm muối và tự túc hoàn toàn bằng tất cả những gì ăn được mà nó kiếm được. Nó là một chàng Rôbinxơn Cơruxô của chúng tôi.
Thằng Hợi dẫn tôi vào trong cái chòi, mà nó gọi là “dinh cơ” của nó. Tôi phải khom người thật sát xuống để khỏi cộc đầu, một căn lều thảm hại hơn cả cái chòi lính tạm bợ trong chiến tranh. Một chiếc giường tre nhỏ không có chân mà được kê lên mấy hòn đá tảng tròn nhẵn nó khuân từ dưới sông lên. Một manh chiếu rách gẫy nát, đen thâm và ẩm mốc, trộn lẫn với những mớ rẻ rách, tàn tích của áo quần, chăn màn. Góc lều là ba ông “đầu rau” cũng bằng những hòn đá tròn nhẵn đen nhẻm, một cái xoong nhôm quấy bột trẻ con méo mó, và một cái niêu đất xù xì nhưng rất chắc chắn nằm ềnh ệch ngay dưới chân giường. Khắp lều toàn mùn giun, cái thấp lù lù, cái cao ngất nghểu... như một cao nguyên đá, nhìn trong ánh ngày lờ mờ rất ngoạn mục, nếu tôi không bị ám ảnh bởi cái chết tức tưởi của hai thằng bạn đồng hương năm nào. Tôi nhìn chéo sang bên vách thủng. Ở ngoài ấy dưới gốc một bụi tre nền nhẵn nhụi, là nơi thằng Hợi buộc trâu vào ban đêm, có lẽ còn sạch hơn và ấm cúng hơn trong chòi. Tôi ngồi xuống cái giường, tuy thế lại khá chắc:
- Ai làm cho mày cái nhà này, Hợi?
Nó cũng ngồi xuống một hòn đá, xoay lưng ra cửa, nhìn tôi bình thản:
- Của cô giáo Nga để lại cho em đấy! Anh có biết cô giáo Nga không?
Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 6

Cánh đồng lưu lạc-Hoàng Đình Quang phần 6

Nắng gay gắt! Nắng tháng Tám héo quăn héo quắt lá sắn, bưởi trong vượn rụng bình bịch suốt đêm. Ban ngày, tầm quá trưa nước trên cánh đồng Lưu Lạc như sôi lên, sủi tăm, những con cua con, những con cá cờ đuôi tím ngắt... nhao vào bờ leo lên gốc rạ tìm nơi tránh nắng. Một buổi chiều, đúng vào ngày thằng con đầy tháng chị Nga đội nón bồng con ra xã làm giấy khai sinh. Tôi không muốn thuật lại cái chuyện đầy sóng gió này vì có nhiều người đã viết về sự "thẳng như nòng súng, rắn như hòn đạn" của Ủy ban hành chính hồi đó rồi. Nhưng nhờ vào tấm lòng từ tâm, đầy giông bão và đau khổ của bà chủ tịch xã, mà cũng có lẽ là do tiếng khóc đanh thép và dai dẳng của thằng bé, đích thân chủ tịch xã đã viết và ký giấy khai sinh cho nó. Nó mang họ Trần, họ của anh Kỳ, tên nó được chị Nga đặt là Hận, Trần Hận! Xong xuôi cái thủ tục này, chị bế thẳng con về nhà ông Tuân.
Nhìn theo cái dáng lầm lũi, nhẫn nhục của người đàn bà trẻ đang bế đứa con rẽ vào ngõ khuất, bà chủ tịch bỗng cảm thấy lòng mình chạnh đau như muối xát. Bà cầm con dấu Ủy ban hành chính hình chữ nhật lên ngắm nghía: nó cũ kỹ và trầy sứt, loang nhoang màu mực, màu nhọ đèn, thật thảm hại, nhưng nó lại có uy lực rất lớn. Nó có thể cứu một con người ra khỏi tai ương, nhưng nó cũng có thể đẩy một con người vào vòng lao lý. Và kèm theo với cái dấu ấy là chữ ký, của bà hay của một người nào đó, của bà chẳng hạn, là chính quyền, là công lý, là lợi ích... Bà chủ tịch xã chúng tôi, bỏ con dấu cùng với những thứ giấy tờ linh tinh vào cái túi xách màu đen, dắt xe ra cổng ủy ban. Bà lựa một quãng đường phẳng, nhảy lên pê-đan chiếc xe đạp nữ màu xanh phòng không. Bà cứ đạp... và không sao dứt ra khỏi hình ảnh thằng bé con cô giáo Nga, nó đỏ hon hỏn như con chó con chưa mở mắt, quờ quạng tìm vú mẹ. Tên nó là gì nhỉ? Hận, Trần Hận! Sao cô ấy lại đặt tên cho con mình như thế nhỉ? Hận gì? Ân hận hay thù hận? Bà nhìn lên bầu trời chiều nắng đã tàn, nhưng nóng oi hầm hập, tím bầm, một hai con cò trắng bay lạc lõng phía cánh đông Lưu Lạc. Rồi thế nào người ta cũng nghi ngờ và chất vấn bà rằng: vì sao mà bà chủ tịch lại chấp thuận một cách dễ dàng lời khai của chị Nga đến thế. Bà hỏi:
-Cô đặt tên cho cháu là gì?
Chị Nga đáp:
-Thưa chị, em đặt cho cháu tên là Hận ạ!
Bà chủ tịch hơi cau trán, nhưng những giọt mồ hôi li ti đã nhòe đi theo những nếp nhăn giãn ra, bà lại ôn tồn hỏi:
-Tên mẹ là Nga! Họ của cô là gì nhỉ? Như tự trách mình, bà nói thêm. Chị em với nhau mà tôi không biết họ của cô. Tôi cũng là học trò của thầy Hoan!
-Dạ, em là Hoàng Thị Nga!
Bà chủ tịch lại hí húi viết. Còn một câu hỏi bà muốn hỏi, câu hỏi cuối cùng nhưng lại rất quan trọng, nên bà cảm thấy rất khó. Thằng bé bỗng khóc ré lên, chị Nga vỗ vào lưng nó, đung đưa hai cánh tay, ru con. Bà chủ tịch cắn quản bút, nghĩ ngợi. Chị Nga nhìn thấy trên mặt bà hằn rõ sự căng thẳng từ khóe môi. Bà thở mạnh một hơi, chùng người xuống, rồi nhìn thẳng vào mắt người công dân đầy vẻ lo âu, căng thẳng, đang ngồi trước mặt mình:
-Họ của cháu cũng là họ Hoàng chứ?
Chị Nga hiểu nỗi băn khoăn của bà chủ tịch và chị nhìn bà với cái nhìn đầy biết ơn:
-Không, chị ạ! Họ của cháu là họ Trần!
Bà chủ tịch thở nhẹ, cúi xuống định viết, lại ngẩng lên:
-Trần Tuấn? Bố cháu là...?
Chị Nga dù rất cảm phục và biết ơn bà chủ tịch, nhưng chị vẫn thấy cần phải bày tỏ sự khẳng khái, thậm chí còn đầy khiêu khích của mình.Chị khẽ lắc đầu, như muốn hất mấy sợi tóc mai vương trên trán, chảy lòa xòa xuống mặc dù nó đã bết mồ hôi, rồi ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt bà chủ tịch:
-Họ tên đầy đủ của cháu là Trần Hận, con của Trần Tuấn Kỳ!
Bà chủ tịch không hỏi gì thêm, bà viết hết những chỗ trống cần thiết cho một tờ giấy khai sinh, rồi ký tên, đóng dấu. Bà nhìn tờ giấy dang màu nâu đất, chao qua chao lại chờ mực khô, rồi đưa cho chị Nga:
-Của cô đây! Rồi bà cười, nhìn thằng Hận (từ giờ phút này tên nó là Trần Hận). Xem thằng Cún cái nào... Cháu ngoan chứ? Cô có đủ sữa cho cháu bú chứ? Bà là người tế nhị thật, chỉ hỏi với những câu "tích cực". (Đáng lẽ bà có thể hỏi: Cháu ngoan không? Có đủ sữa không?).
Chị Nga cầm tờ giấy khai sinh quạt cho con:
-Dạ cháu cũng ngoan... Cám ơn chị... Cháu còn non bấy, chưa ăn bao nhiêu nên em cũng đủ sữa!
Tất cả mọi chuyện xảy ra nhanh chóng như vậy đấy. Nhờ Trời! Cũng may cho chị Nga, nếu không gặp trực tiếp bà chủ tịch, mà là ông ủy viên ủy ban phụ trách hộ tịch có lẽ chị chưa biết sẽ phải nói năng, trình bày như thế nào?
Vừa đạp xe, bà chủ tịch xã bỗng bật cười. Bố thằng Hận là Trần Tuấn Kỳ? Anh chàng Kỳ đi bộ đội ba năm thì hy sinh, từ hôm báo tử đến nay cũng đã hai năm! Có họa thằng bé con là ông Thánh Gióng! Nhưng bà mẹ Thánh cũng chỉ mang thai đến ba năm, đằng này...
Để hiểu tấm lòng vị tha, cao thượng của bà chủ tịch, tôi xin thuật lại câu chuyện sau đây mà mãi về sau tôi mới được nghe kể lại. Tên bà là Nghĩa, theo một mối quan hệ họ hàng xa, tôi phải gọi bà Nghĩa bằng dì. Ông ngoại tôi và mẹ của dì Nghĩa là anh em thúc bá, con chú con bác, cùng từ Thái Bình lên "tha hương cầu thực". Có lẽ vì thế, mà tuy là họ ngoại, lại đã xa đến mấy đời, các cụ đã mất, nhưng gia đình tôi với anh em dì Nghĩa rất gắn bó, còn hơn cả bên nội của chúng tôi. Có điều, sau khi dì Nghĩa trúng cử vào chức chủ tịch xã, bố tôi, trong một buổi tối có đủ mặt cả nhà, (tất nhiên vắng mặt tôi) đã phát ra một mệnh lệnh:
-Từ nay, mẹ con nhà này có đến chơi nhà cái Nghĩa thì đến, nhưng cấm không được nhờ vả, hay là làm cái gì để nó phải khó xử nhá! Chúng mày nghe rõ cả chưa? Hình như bố tôi nhằm vào một ai đó trong họ nhà tôi thì phải.
Lúc ở nhà tôi có biết chồng dì Nghĩa là chú Cầu. Chú Cầu là thương binh trong một chiến dịch thời kháng Pháp, bị một vết sẹo to giống như cái lưỡi hái bên sườn trước bụng. Những lúc cao hứng và có sự vòi vĩnh của chúng tôi, chú Cầu vẫn thường kể những câu chuyện chiến đấu rất hấp dẫn rồi trật áo ra khoe cái vết sẹo xù xì rất đáng kinh hãi đó. Chú bảo:
-Ở Điện Biên Phủ đấy! Một quả "tạc đạn" của quân Pháp bắn xuyên qua bụng tao ra đằng sau! Không tin à, nhìn đây...
Chú xoay lưng lại, đằng sau lưng chú cũng có một vết sẹo, nhỏ hơn và nom "hiền lành" hơn! Có lần, tôi kể cho cả nhà nghe chuyện của chú Cầu, bố tôi nghe, ông chỉ tủm tỉm cười. Ông cũng có mặt ở Điên Biên Phủ năm 1954.
Chú Cầu là út và là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả, toàn chị gái. Tên chú đặt là Cầu, vì chú là đứa con cầu tự được trong cửa chùa. Chú Cầu là một trong rất ít người có học vấn cao trong làng. Tuổi thơ của chú rất sung sướng, chú bảo thế! Chú có bằng Tây học Diplome, nhưng sau khi bị thương chú về quê, lấy vợ, làm ruộng. Đáng lẽ chú có thể thoát ly làm cán bộ nhà nước, ai cũng tiếc cho chú!
Chiến tranh bùng nổ một lần nữa, thanh niên trai tráng lần lượt lên đường vào Nam chiến đấu hết. Đến cả lớp thanh niên mới lớn, mười bảy, mười tám tuổi cũng ra đi. Trong làng chỉ còn lại đàn bà, trẻ con và những người già cả yếu đuối. Sức mạnh của xóm thôn bỗng hụt hẫng, tiếng chó sủa cũng bớt gay gắt, nhưng nghe trầm lắng hơn, ma quái hơn đầy đe dọa. Trên trời máy bay địch quần đảo suốt đêm ngày, mây trắng tản đi đâu hết, bầu trời chỉ còn mây đen, mây xám của khói bom, khói cháy nhà, cháy kho tàng, xăng dầu và cao su, thuốc hóa học... Hai giờ sáng, những người đàn ông già nua và thương tật cùng với những người đàn bà đảm đang, tháo vát dong trâu, vác cày bừa ra đồng, cày bừa trong ánh sao nhợt nhạt để kịp cho các bà, các chị ra cấy vào lúc bốn, năm giờ sáng. Sáng ra, cánh đồng Lưu Lạc đã vắng người, chỉ còn lác đác những ai về chậm và những đứa trẻ mò cua. Mặt trời lên cao, cánh đồng Lưu Lạc chỉ còn lại là một cánh đồng hấp hối, nặng nhọc bốc hơi lên bầu trời đẫm hơi nước và khói xám. Thỉnh thoảng những tốp máy bay F4, F105... xù xì như những bộ xương đen của loài quỷ lại ào qua, pháo phòng không ở đâu đó bắn lên lụp bụp. Khi những con quái vật hình xương xẩu bay về hướng thủ đô, bầu trời còn lại những vệt khói đen ngoằn ngoèo và những chùm khói trắng như hoa lau của đạn pháo cao xạ.
Dì Nghĩa của tôi lúc bấy giờ là chủ tịch Hội phụ nữ xã, tất nhiên dì là một đảng viên. Là cán bộ nhưng dì vẫn là một nông dân, nghĩa là dì cũng dậy từ ba, bốn giờ sáng, cùng với những người đàn bà mắt nhắm mắt mở ra đồng cấy chạy... tàu bay! (Xin mở ngoặc nói thêm là khái niệm "cấy chạy" trong thời bình của làng chúng tôi từ nhiều đời chỉ dùng trong trường hợp chạy cạn, tức là cấy trước khi cạn nước, nếu không nhanh, nước cạn sẽ bị "giẽ", lúc ấy có thể chảy máu tay người cấy). Đã gọi là cấy chạy thì luôn vội vàng, hấp hoảng, dưới ánh trăng thượng tuần và ánh sao mờ ảo. Sáng ra, dì lại ăn mặc tươm tất đi lo những công việc của hội, của đàn bà, phụ nữ. Mà "gái thời loạn" bao giờ cũng có nhiều nỗi niềm, nhiều trăn trở, nhiều chuyện phải giãi bày, nhiều vấn đề phải xử lý. Những người đàn bà đang thì đang lứa đói ăn, đói ngủ, và đói... đàn ông, đã làm cho họ tàn tạ nhanh chóng. Trong những buổi làm đồng tập thể hay những lúc hội họp, giữa những người có chồng ra trận hay những cô gái đồng trinh với nhau, họ vẫn cười, vẫn nói, vẫn đùa nỡm bằng những lời thanh tao lẫn tục tĩu, bất ngờ họ nhìn nhau với cái nhìn đờ đẫn. Họ cùng bất chợt nghĩ về những niềm khát khao đơn giản, có khi tầm thường của bản năng mà ứa nước mắt. Những đêm xuân bừng bừng hoa bưởi, những đêm hè rạo rực lá ngâu, những đêm thu ngạt ngào hương trái thị và những đêm đông gió bấc lùa vào vách liếp, sột soạt lá chuối khô, họ đơn độc như người khát thèm nước giếng khơi. Dì Nghĩa nói, dì làm, dì đi... nhưng hầu như chỉ làm nén lại nỗi khát khao của họ như nén cái lò so đang nóng chảy. Dì biết thế, vì dì đã trải qua những tháng năm chú Cầu đi bộ đội.
Trong khi dì Nghĩa tất tả với công việc và công tác, thì chú Cầu cũng là một đảng viên, nhưng chú chỉ làm đội trưởng một đội sản xuất. Công việc của chú là thăm đồng, thăm nước, thăm mạ mon và phân công công việc cho xã viên trong tầm quản lý của chú. Công việc không nhàn nhã nhưng cũng không vất vả.
Dì Nghĩa tiếp tục tiến bộ, khóa ấy dì trúng cử vào hội đồng nhân dân, và được bầu làm chủ tịch xã.
Đùng một cái, chị Xuân, vợ một anh bộ đội đang ở chiến trường, có... mang! Đây là một việc hệ trọng, một việc tày đình. Không chồng, đúng hơn là không có chồng ở nhà mà chửa! Tiếng sét loằng ngoằng, xé trời xanh đầy mây xám, đổ xuống đầu chị Xuân! Ai là thủ phạm hả Xuân? Phải chặn đứng cái thói giăng hoa, hủ hóa ấy lại! Con chó dái rửng mỡ ấy đâu? Trong khi người ta đổ máu ở mặt trận thì nó ở nhà mò vào buồng vợ người ta để làm cái trò ăn vụng. Mà cái cô Xuân ấy nữa, không chịu được thì đổ thóc vào cối mà xay, không có thóc thì xay cối không, việc gì mà phải ngứa đên thế? Con cho cái không ngoe nguẩy thì đời nào con chó đực nó vẫy đuôi? Chị Xuân cúi mặt, úp nón vào bụng đi làm! Khi đẻ được một thằng con trai, thì chị Xuân không chịu nổi sức ép dai dẳng từ mọi bề, chị đành khai ra cha của đứa bé là... chú Cầu!
Trời hại rồi! Dì Nghĩa bị hai đòn quất vào đầu cùng một lúc. Cũng không biết bằng cách nào mà dì không gục xuống. Ngoài lòng ghen tuông thường tình của người đàn bà bị ném trấu vào mặt, dì còn một nỗi nhục của người cán bộ đã bao nhiêu lần đi giảng giải cho người ta bằng những lời cao cả, đạo đức! Thế mà, cái điều sỉ nhục ấy lại rơi vào gia đình dì, vào chính đầu dì.
Cuộc chiến đấu không hề kém quyết liệt, đau thương, mất mát... so với ngoài mặt trận đã đi đến kết thúc. Đảng ủy xã đã quyết nghị để gia đình chú Cầu phải nuôi đứa bé con chị Xuân. Kể cũng lạ, tình mẫu tử không hề làm cho chị Xuân thấy đau xót hay nao núng khi chị nhẹ nhàng giao đứa con cho dì Nghĩa. Còn chú Cầu không chối bỏ đứa con và thế là chú bị bắt ra huyện rồi phải đi tù ba năm. Không phải đi tù vì không có tòa án xét xử, mà chú Cầu bị đưa đi cải tạo giam giữ theo lệnh của nhà nước, vì tội hủ hóa với vợ bộ đội, làm mất ổn định, phá hoại chính sách hậu phương quân đội. Một lệnh là ba năm, nếu cần, có thể bổ sung bằng những lệnh ba năm khác tiếp theo.
Với bốn đứa con của mình, giờ đây, dì Nghĩa phải nuôi thêm một đứa con chồng còn đỏ hon hỏn. Khó khăn về cơm áo đã chất chồng, nhưng còn có thể vượt qua được, nhưng nỗi nhục nhã thì dì chỉ có thể chôn vào lòng. Đúng lúc ấy, chị Nga đem thằng Hận ra xã làm giấy khai sinh, như tôi đã kể.
Tất nhiên hết khóa ấy, dì Nghĩa của tôi không còn làm chủ tịch xã, hơn thế nữa, dì từ chối mọi công tác, xin ra Đảng để làm người dân bình thường nhưng lương thiện để nuôi những đứa con, như lời dì viết trong đơn xin thôi công tác. Cuộc đời của dì Nghĩa tôi sau này rất buồn thảm. Mãi sau này, cách đây vài năm, tôi về thăm dì thì dì bị mù cả hai mắt, ở với bà mẹ chồng, tức mẹ chú Cầu, chín mươi tư tuổi cũng bị mù. Chú Cầu đã bị chết trong khi đi cải tạo, do vết thương hình lưỡi hái xuyên từ bụng sang lưng tái phát. Còn đứa con của chú Cầu với chị Xuân đã về ở với mẹ, vì anh chồng chị Xuân đã hy sinh, năm ấy nó đã hai mươi hai tuổi, nhưng không xin được đi làm nhà nước, vì lý do gì đó. Còn chị Xuân thì không vui nhưng cũng không buồn lắm, chị vẫn thường qua lại với dì Nghĩa, nhận dì Nghĩa làm chị. Khi bà cụ mẹ chú Cầu chết, chị cũng góp một con lợn và hai mươi cân gạo làm ma, và đội khăn trắng. Tôi hỏi dì Nghĩa:
-Sao lúc làm giấy khai sinh cho thằng Hận, dì không hỏi cha nó là ai?
Dì cười, hướng dôi mắt nhắm tịt, ứa nước ra phía cửa:
-Hỏi làm gì hở anh? Đau khổ đến thế còn chưa đủ hay sao mà hành hạ nhau nữa...
Chị Nga của tôi lại túi bụi với công việc nhà chồng, để thằng Hận nằm lăn lóc một mình, thỉnh thoảng ông Tuân mon men lại gần, nựng nó, âu yếm nó, nhưng chỉ làm nó khóc toáng lên mà thôi. Mỗi lần nó khóc bà Tuân ở dưới nhà ngang lại rên lên dữ dội. Rên một lúc bà khóc anh Kỳ. Tiếng khóc não nùng, đay nghiến như vặt thịt vặt da người nào đó. Thì còn người nào nữa, chị Nga chứ ai. Ông Tuân lúc đầu để yên, nhưng sau phải vào tận nơi, chỉ vào mặt vợ:
-Bà làm cái gì thế? Có câm cái mồm lại không!
-Ối giời ơi! Con ơi là con! Kỳ ơi là Kỳ! Con đem thân đi chết vì nước vì dân, con có biết đâu ở nhà mẹ khổ như thế này!
-Bà thì khổ cái nỗi gì? Đã là cái cục nợ cho người ta còn không biết thân biết phận...
-Ối ông giời ơi! Người ta đang rủa tôi. Vâng, tôi là cái nợ, thế còn ông là cái gì mà ông giương mắt lên nhìn cái con gà cỏ ấy?
-Gà cỏ nào? Nó là máu mủ nhà này đấy!
Cuộc đấu khẩu bất tận bằng những tiếng khóc ấy làm cả làng lắc đầu. Rồi đến một hôm, hai người con gái lấy chồng thiên hạ bảo nhau kéo về một lượt. Chị Diệu về trước chị Thông một chút. Cả hai không nể mồm ra sức nhiếc móc chị Nga, là quân ngứa nghề đồ đĩ rạc. Đã thế lại ngang nhiên đem đứa con hoang về nhà chồng. Nếu ông Tuân không dọa tự tử treo cổ lên xà nhà thì họ đã đè chị Nga ra mà gọt đầu. Kể cũng lạ, chị Nga không nói, không khóc, đến gần trưa, chị xuống nhà ngang qùy sụp xuống lẫy bà Tuân bốn lạy, lên hè cũng lạy hai bà chị chồng cũng bằng tưng ấy cái, rồi lặng lẽ bế con, đậy cái nón mê lên mặt nó, ra cổng. Ông Tuân muốn đuổi theo nhưng hai bà con gái giữ ông lại. Họ cùng đứng ở giữa sân nhìn theo cái bóng chị Nga đi về phía cánh đồng cho đến khi khuất hẳn vào sau rặng tre bờ sông. Đến lúc ấy, ông Tuân đứng giữa sân ngửa mặt nhìn mặt trời chính ngọ đấm ngực đùm đụp:
-Giời ơi là giời! Nó là máu mủ nhà này đấy, các người biết không?
Hai bà con gái nhìn nhau, nhưng không nói gì. Mãi sau chị Diệu mới lên tiếng:
-Cứ để cho nó đi! Nhà này không cần cái ngữ ấy. Hai ông bà già đã có tiền liệt sỹ của cậu Kỳ sống hết đời lo gì mà lo?
-Phải đấy! Lúc này chị Thông, người con gái thứ hai, em của chị Diệu mới góp tiếng vào. Cậu Kỳ hi sinh là để lại quyền lợi cho thầy u, chứ chứa nó ở đấy ngày nó cướp mất đem cho giai. Lại còn nhà cửa vườn tược này nữa thì ai mà giữ. Chúng con lấy chồng ăn phận nhà chồng...
Chị Nga cứ lùi lũi bồng con đi về phía bờ sông. Thực trong lòng chị vẫn hi vọng ông Tuân cất lên một tiếng giữ chị ở lại, dù chỉ là đãi bôi. Nhưng không, không có ai, không có gì níu chân chị ở lại, ngoài những tảng đất cày và đám gốc mía từ vụ trước còn loi thoi gập ghềnh dưới chân chị.
Nơi bờ sông ấy là một khu bãi bồi gọi là Soi Vạt. Soi Vạt rộng chừng vài mẫu được người ta trồng tre bao để dòng sông Công khỏi lấn vào cánh đồng. Tre rất tốt và đặc biệt những bãi cỏ xanh mướt kéo dài suốt một triền bãi xen kẽ với những bãi cây bưởi bung. Tôi cũng không hiểu tại sao ngoài đám trẻ mục đồng chúng tôi ra, người lớn rất ít khi đặt chân đến đây, và Soi Vạt trở thành một thế giới riêng của chúng tôi, như là trong chuyện cổ tích. Vì là chuyện cổ tích nên ở đó thường hay có Bụt, có Tiên, và cả những mụ dì ghẻ ác độc và cả ma quỷ nữa, rất nhiều. Vào mùa nước nhỏ chúng tôi thường lùa trâu vào Soi Vạt và tha hồ vùng vẫy dưới dòng nước trong vắt của con sông miền Trung du. Chúng tôi say mê tìm những tổ cò lửa để lấy những cái trứng màu nâu đỏ trong những cái tổ sơ sài trong bụi dứa gai. Chán, chúng tôi lại xuống sông lật những hòn đá tìm những chú tôm ngái ngủ. Có khi bắt được một mớ, chất một đống lửa bằng cành tre gai mà nướng. Những con tôm sông chuyển dần sang màu đỏ au, thơm và ngọt. Những lúc như thế đám trẻ trâu chúng tôi, cả trai lẫn gái, nằm ngả mình trên cỏ thi nhau mơ màng. Chúng tôi có một thế giới tuổi thơ êm đềm trên cánh bãi Soi Vạt. Về sau này, khi chúng tôi lớn lên trở thành những chàng trai, cô gái bay túa đi nhiều phương nhưng dòng sông vẫn thế, vẫn êm đềm và bí hiểm như là trong một thế giới cổ tích bị lãng quên...
Từ hôm ấy, Soi Vạt là nơi trú ngụ của hai mẹ con chị Nga. Những tin tức của mẹ con chị Nga bay về xóm rất nhiều chiều, nhiều luồng và đứt đoạn bởi chủ yếu là do đám trẻ con mục đồng thuộc thế hệ sau chúng tôi đem về. Rồi một ngày, ông Tuân chống gậy lần theo những rặng tre ven sông. Nhưng ông đành thất vọng trở về, bởi vì hai mẹ con chị Nga không còn ở đấy nữa. Không ai biết chị đi đâu. Mãi một thời gian sau có một nguồn tin nói rằng, vào một đêm trăng suông, những người lấn mẹt trên sông nhìn thấy bóng người, một người mẹ ôm con ngồi trên một cái mảng nứa, trôi theo con nước về mãi dưới xuôi. Thế thì đúng chị Nga rồi! Buồn quá, sự đời nước chảy bèo trôi, chỉ thương cho chị Nga của tôi, cho người thiếu phụ thời nước non loạn lạc...
Từ sau ngày có tin mẹ con chị Nga đang giữa đêm khuya đưa nhau trên mảng nứa trôi theo dòng sông Công về mãi dưới xuôi xa tít mù khơi, dân làng Sơn Cốt chúng tôi được dịp rộ lên một chặp xung quanh "vụ cô giáo Nga" để rồi lại ắng xuống như dòng sông sau cơn lũ. Mỗi lần một người nào đó gặp ông Tuân chống gậy lẩn thẩn đi về phía Soi Vạt, họ lại lắc đầu đầy vẻ thương cảm. Thời gian trôi đi chậm chạp và nặng nề một cách tai ác... Một hôm như thế, ông lão Tuân đang trên đường từ bãi soi về làng, anh Định Khiểng, người giao thông xã, chuyên lấy thư từ, báo chí và các loại công văn của xã bằng chiếc xe đạp Phượng Hoàng tồng tộc tới. Nhìn thấy ông lão Tuân, anh Định rà phanh xe lại dừng ngay trước mặt ông lão:
-Chào cụ! Cụ đi đâu về mà nắng nôi thế này, nón áo chả có?
Ông lão từ từ ngẩng lên và từ từ cất giọng:
-Ừ! Thế ông là ai...?
Anh giao thông cười:
-Con đây mà cụ! Định giao thông đây...
Nhận ra người quen, ông lão chững lại một giây, rồi thều thào:
-Tôi có thư à? Hay là lại giấy báo tử?...
-Khổ quá! Làm gì có giấy báo tử nữa... Hoà bình từ mấy năm nay rồi! Các anh bộ đội ai còn sống thì đã về làng cả rồi!
-Ừ nhỉ! Ông lão Tuân cười nhợt nhạt, nhe hàm lợi khô, nhăn nhúm.
-Con có tin này cho cụ đây. Rồi giữa đường vắng, anh giao thông xã vẫn ghé sát vào tai ông lão, giọng thì thào, như sợ có ai nghe thấy. Con biết chỗ mẹ con cô giáo Nga ở rồi!
-Thế à? Ông lão giật mình, nói to lên bằng giọng reo mừng như quát. Anh thấy mẹ con cô ấy ở đâu? Họ có khỏe mạnh không?
-Cụ ơi, nho nhỏ thôi, không có các bà con gái cụ mà biết lại chửi cháu là đồ hóng hớt. Cháu không nhìn thấy, nhưng anh bạn bưu chính huyện thấy và tả lại thì con nghĩ đúng là mẹ con cô giáo Nga, chứ còn ai?...
Ông lão vịn một tay vào ghi đông xe đạp của anh giao thông:
-Anh chỉ chỗ cho tôi mới!
-Nhưng mà xa lắm, không phải ở tỉnh ta đâu!
-Xa là ở đâu?
-Bên Phú Thọ kia!
Ông lão chống cái gậy tre vào cằm, nghĩ ngợi:
-Phú Thọ à? Tôi biết. Hồi năm đi dân công lên Điện Biên tôi cũng đã đi đường ấy... Thế anh bạn của anh thấy cô Nga nhà tôi làm công việc gì?
Anh giao thông tỏ ra ái ngại:
-Con cũng không hỏi...
-Bây giờ anh ta ở đâu? Cho tôi gặp một cái được không?
-Vâng! Để hôm nào con mời anh ta vào nhà chơi, rồi con bảo cụ. Thôi, bây giờ con phải đem công văn vào ủy ban xã kẻo muộn. Mà này, cụ nhớ giữ kín chuyện này hộ con nhá!
Ông lão Tuân gật đầu hai ba cái rồi nhìn theo anh giao thông thọt chân đang dướn mình "nhảy-bê-đan" trên chiếc xe đạp tróc sơn đèo đằng sau lũng lẵng hai cái túi bạt lòi cả ra những tờ báo còn mới mùi mực in...
Ông lão Tuân bỗng thấy trong ruột gan bắt đầu có cái gì đó bào xé, nếu như trước đây nó chỉ âm ỉ sôi réo, thì bây giờ nó thật sự bào xé. Ông không thẫn thờ mà cảm thấy có ai đang đợi mình ở đâu đó. Ở đâu thì ông không biết, có thể là ở nhà, mà cũng có khi là ở một nơi nào đó xa thẳm. Hình như ông sợ chết! Nếu cách đây vài phút đồng hồ trước khi gặp Định Khiểng, ông chả còn thiết sống, ông coi lần ra với Soi Vạt này là lần cuối cùng, để rồi vĩnh viễn nằm lại trên chiếc chõng tre, chờ người ta gói ông vào tấm vải liệm. Ông sẽ ra đi mà trong lòng không thể thanh thản, nhưng còn cách nào khác đâu? Người già như ông làm sao lột da sống lại để trả các món nợ nhân gian!
Nhưng không! Định Khiểng với cái chân thọt nhảy nhoay nhoáy trên chiếc bút chì pê-đan đã đem lại cho ông một tia hy vọng mới! Hy vọng gì và làm thế nào để thực hiện nó thì ông chưa biết, nhưng ông biết chắc chắn là thế nào ông cũng phải gặp được mẹ con chị Nga của tôi. Đó là món nợ đời của ông. Ông nợ ai? Nợ anh Kỳ? Nợ chị Nga hay nợ thằng Hận? Tất cả, tất cả đã giằng xé ông trên con đường làng khấp khểnh toàn dấu chân trâu truyền nhau để lại.
Vào nhà, ông lão cẩn thận dựa cây gậy vào góc cột rồi ngồi vật xuống chiếc tràng kỷ long mộng. Nghe tiếng động, bà lão dưới nhà ngang bắt đầu rên to dần. Cả con lợn trong chuồng, cũng như một phản ứng dây chuyền, nghe tiếng rên của bà lão, nó hực lên một tiếng rồi bắt đầu rít. Cùng với sự nổi loạn đồng loạt ấy, bầy gà đang bới ngoài gốc rơm cũng táo tác, nhảy tứ tung vào trong sân, lên bệ nước. Ông lão Tuân đang rối ruột, càng thêm bực bội. Ông muốn làm một cái gì đó cho tan hoang cái cơ ngơi này đi, để khỏi nhìn thấy nó, để khỏi phải lo lắng cho nó... Ông vê điếu thuốc lào, châm đóm nhưng không hút ngay, que đóm cháy leo lên gần ngón tay, đến khi nó xém vào da thịt, ông lão thả nó xuống nền đất, ngọn lửa còn leo lét cháy một lúc nữa mới chịu tắt. Nhìn ngọn lửa bùng lên dưới chân mình trước khi tắt ngấm, vươn lên một sợi khói mảnh ngoằn ngoèo, ông lão bật cười. Ông đang có một dự tính, và châm que đóm khác. Điếu thuốc làm ông đê mê chừng vài giây, vài giây đồng hồ thoát khỏi căn nhà và những ý nghĩ.
Có tiếng động mạnh ngoài hiên, ông lão không buồn ngó ra cũng biết là ai. Đó là con Thảo, đứa cháu ngoại con gái đầu lòng của chị Diệu. Nó là một con bé mười ba tuổi, chưa trổ mã, người cao ngẳng, xanh xao. Từ ngày mẹ con chị Nga bỏ đi, chị Diệu bàn với cha mẹ:
-Thôi thế cũng là xong, là gọn, thày u khỏi phải bận tâm. Con thử về bàn với nhà, rồi chúng con sẽ cho cháu Thảo sang ở với ông bà. Trước là để cho có người ruột thịt, sau là để nó đỡ đần, cơm nước, thuốc thang cho bà...
Ông lão Tuân không buồn đáp, ông đang đau lòng, còn bà lão thì khóc nức nở:
-Ối Giời ơi là Giời! Có con trai mà không được nhờ, phải nhờ đến con gái với cháu ngoại! Giời bảo tôi thế có đau không?
-Cháu nào chả là cháu, bà cứ nói thế, chả trách! Chị Diệu gắt lên với mẹ. Giá kể thằng Thu nó lớn thì con cho nó sang, sau này nó sẽ là người trông nom hương khói cho ông bà. Tội cái, nó hãy còn bé, chả biết việc gì vào với việc gì...
Nghe đến đây, ông lão Tuân thấy trong ruột gan nóng ran, như thể ai vừa châm cái đóm vào:
-Thôi được rồi, không phải bàn bạc gì nữa, chị muốn thế nào thì cứ thế là làm... Nhưng mà cũng phải bảo chồng chị sang đây, cho tôi nói chuyện. Đấy, dinh cơ vợ chồng tôi và thằng Kỳ làm ra đấy, liệu mà trông nom. Còn thì hưởng, chả còn thì thôi, tôi nhắm mắt xuống đất, thì còn thiết cái gì. Nhưng cơ mà các chị cũng ác đức lắm...
Chị Diệu tỏ ra đã hiểu câu nói xa gần của bố, chị rời khỏi cái ghế đẩu sang ngồi đối diện trước ông bố trên cái tràng kỷ:
-Sao thày lại nói thế? Sao thày bảo con ác đức? Thế dễ thường cứ để cho mẹ con cô ấy ở đây là mát mặt lắm đấy chắc? Thày u già thì cũng phải chết, nhưng cơ mà còn chúng con, còn các cháu, cất mặt vào đâu được?
-Cất vào đâu ấy à? Việc gì đến các chị? Có mà các chị tiếc cái nhà này, tiếc cái mảnh vườn này... Tôi nói thật cho các chị biết...
Chỉ một tí nữa thôi là ông lão nói ra cái sự thật chết người, mà chỉ một mình ông cất giữ. Ông kịp giữ lại trong lòng. Nhưng ông sẽ giữ được bao lâu? Không! Nhất định ông phải nói ra, nhưng nói vào lúc nào và nói với ai, chứ không phải với những bà con gái tham lam, hãnh tiến và mưu mô giả dối này!
Chị Diệu khóc tấm tức, khóc nức nở:
-Sao thày lại nỡ nói thế! Chúng con chỉ muốn cho cha mẹ khỏi khổ! Chúng con có sung sướng gì khi cha mẹ đơn độc? Nếu cậu Kỳ còn sống thì thử cho chúng con cũng đã dám nhận nào...
-A, ra cái con này hỗn láo! Mày dám thách thức ông, thách thức bố mày à? Thằng Kỳ nó không chết thì ai còn nói làm gì? Nó còn sống mà về đây thì cho ăn vàng chúng mày cũng không dám ho he...
Thực tình, chị Diệu không phải là người xấu, ít nhất là trong trường hợp này. Cái lý của chị, cái tình của chị không thể chê trách, bắt bẻ chị được. Có điiều, ông lão Tuân đã giận quá, mất khôn. Trong lòng ông đang dào lên nỗi nhớ thương chị Nga và thằng con trai của chị, thằng Hận! Thế là niềm hy vọng, không, niềm tin, không, báu vật của ông đã vuột mất. Vuột ngay trước mắt ông, nhưng ông đã không giữ nổi, đau đớn hơn nữa là ông không dám giữ. Lúc đó ông là một người đàn ông, tồi tệ, một người cha hèn mạt. Rồi đây, ông sẽ ăn nói thế nào với tổ tông, cụ kị? Ừ, thì cứ cho là việc làm của ông với chị Nga là tồi bại đi! Thì đã sao? Ông đâu phải là con quỷ dâm dục, ông chỉ làm một việc là gìn giữ cái dòng họ của ông mà thôi... Ngay lúc này đây mà xảy ra cái chuyện hai bà con gái của ông xa xả đuổi mẹ con chị Nga, thì ông đã...
Cuối cùng thì ông cũng chấp nhận đề nghị của bà con gái là để đứa cháu ngoại, con chị Diệu sang ở với ông bà. Con bé tuy khờ khạo, nhưng được cái ngoan hiền, không dám cãi ông bà. Nhất là bà. Bà cụ Tuân sau nỗi đau mất con, bệnh tình của bà càng trầm trọng. Người đàn bà quê tôi thường không mấy người chịu ngồi nhà chịu cảnh tôi mọi để chồng nuôi. Bà lão Tuân vốn là một tay đi rừng, luồn măng, hái củi cừ khôi. Bằng ấy năm, khi bà chưa bị cái bệnh tê thấp đánh ngã gục, bà đã chèo chống cái gia đình vốn rất đa đoan, đáo để. Ấy thế mà khi bệnh tật, lao lực đánh bà ngã gục xuống, như là một trận hỏa hoạn, mọi cái đã tiêu tan... Cho nên bà đau đớn lắm. Đau thì bà phải kêu!
Thực tình bà thương con dâu lắm. Đời người đàn bà làm dâu có chồng bên cạnh đã khổ, đằng này mới cưới nhau được hai tháng thì chồng đi biền biệt vào nơi hòn tên mũi đạn, chẳng có ngày về. Thế rồi, bây giờ, chồng chẳng còn, con cũng không có, ở lại nuôi hai cái nắm xương ư? Thì nó phải phá ra, nó phải đi thôi! Nhưng, như thế thì oan uổng cho con bà, cho thằng Kỳ quá! Nó chết có nhắm được mắt không? Hả Giời!
Con bé Thảo lướt qua vách dừng, nó biết ông lão Tuân đã về, nhưng nó không có thói quen chào ông, mà chỉ lướt qua, đánh động để ông nó biết. Ông lão Tuân, sau phút say xiêu vẹo của điếu thuốc lào, gọi vọng ra ngoài sân:
-Thảo ơi! Lên đây ông bảo!...
Con bé rón rén vào nhà, ông lão e hèm mấy cái rồi hỏi nó:
-Bà ăn cơm chưa?
-Bà cháu ăn rồi ông ạ! Ông ăn cơm để cháu dọn lên...
Ông lão nhìn ra ngoai sân, cái cần kéo nước ngất nghểu trên miệng giếng, làm ông phân tán ý nghĩ, suýt thì ông quên mất cái ý định nói với nó lúc đầu. Ông "sùy" một tiếng đuổi con ngan đang lễ mễ trong sân giếng, thỉnh thoảng lại "phẹt" một bãi. Con bé Thảo thấy thế toan chạy ra, ông gọi lại:
-Đứng đấy ông bảo. Ông chưa muốn ăn cơm đâu, cứ để đấy cho ông. Bây giờ cháu về bên nhà bảo mẹ chiều qua ông nói cái này nhé!
-Mẹ cháu đi họp ngoài huyện ông ạ! Không biết đã về chưa...
-Ừ, cháu cứ về xem, nêu có mẹ mày ở nhà thì bảo sang ngay. Còn không thì bảo ông nhắn...
Con bé Thảo vào buồng, lúc sau vó đi ra với cái áo mới và cái nón trắng của chị Nga để lại. Nó lễ phép:
-Ông ơi cháu về!
Ông lão Tuân, chỉ tay vào buồng:
-Lấy xe đạp mà đi cho nhanh con ạ!
Khuôn mặt con bé Thảo chợt ửng lên. Nó sung sướng! Từ hôm nó sang ở với ông bà, nó nhớ nhà, thỉnh thoảng lại ra đống rơm nhìn ang bên kia sông, rớm nước mắt. Nhưng nó không để cho ông bà thấy, bố mẹ nó đã dặn là phải ở với ông bà, sau này ông bà sẽ lo cho... Lo cho cái gì thì nó chưa quan tâm, vì nó chưa hiểu. Nhưng cái xe đạp thì nó thích lắm. Đấy là chiếc xe đạp của chị Nga để lại, chiếc xe đạp Thống Nhất màu xanh nước biển, mà không chỉ con bé Thảo mà rất nhiều người mơ ước. Nó ao ước được leo lên chiếc xe đạp ấy lắm! Nó cũng biết đó là xe của "mợ Nga", mà mợ Nga thì đã đi rồi. Nó ở đây thì nó sẽ được đi thôi, con bé tin như thế. Nhưng chưa bao giờ nó được ngồi lên cái xe ấy, mà nó thì không dám hỏi. Thỉnh thoảng ông nó cũng lấy ra lau chùi chiếc xe bóng loáng, rồi ông đạp thử mấy vòng quanh sân, ra cổng rồi lại vào nhà, cất đi. Bây giờ thấy ông bảo thế, nó sung sướng đến nóng cả mặt. Chắc phải là việc gì quan trọng lắm, khẩn thiết lắm, ông mới cho nó lấy xe đi chứ! Xe của mẹ, dù mẹ là cán bộ xã, được phân phối nhưng cũng chưa là "cái đinh gì" so với cái xe nó sắp đi đây. Mẹ nó mà thấy cũng phải ghen lên chứ đừng nói gì mấy đứa em! Con bé Thảo cẩn thận nhắc cái xe từ trong buồng ra, nó dẫn ra hết sân rồi mới bước lên pê-đan. Tiếng líp tách-tách ròn tai lăn ra cổng...